Ấn Độ lạc quan về việc loại bỏ hoàn toàn than đá vào năm 2050
Ấn Độ sẽ không cần phải xây dựng thêm nhà máy điện than sau năm 2050 nếu năng lượng tái tạo tiếp tục giảm thiểu chi phí ở mức giá hiện tại, theo một báo cáo cho thấy, nồng độ carbon có thể được cắt giảm đáng kể ngoài các thông số đã thống nhất tại Hội nghị Chống biến đổi khí hậu Paris.
Theo một báo cáo được công bố bởi Viện Năng lượng và tài nguyên (Teri) ở New Delhi vào thứ Hai, ngày 6/02/2017 cho biết, nếu năng lượng tái tạo và pin tiếp tục giảm giá thì họ sẽ cắt giảm than đá trong vòng chưa đầy một thập kỷ. Nếu điều này xảy ra thì sẽ làm giảm lượng khí thải carbon dioxide của Ấn Độ khoảng 600 triệu tấn hoặc 10% sau năm 2030.
Ấn Độ là nước có mức ô nhiễm tăng nhanh nhất thế giới, và khả năng kiềm chế phát thải khí carbon của Ấn Độ sẽ đóng góp quan trọng trong việc ngăn chặn sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu. Bản báo cáo cho rằng, nếu các bộ trưởng Ấn Độ có chính sách đúng đắn thì họ sẽ có thể đi xa hơn những gì họ đã hứa, thậm chí có thể loại bỏ hoàn toàn điện than vào giữa thế kỷ này.
Ajay Mathur, Tổng giám đốc của Teri, cho biết: “Điều này có thể hoàn toàn đạt được nếu chính phủ có chính sách đúng đắn. Ngành năng lượng của Ấn Độ có thể loại bỏ hoàn toàn than đá vào năm 2050”. Ấn Độ hiện là nước phát thải khí carbon lớn thứ ba thế giới sau Trung Quốc và Mỹ, và chiếm khoảng 4% lượng khí thải toàn cầu.
Nhưng lượng khí thải của Ấn Độ đang tăng lên nhanh chóng cùng với nền kinh tế tăng hơn 7% mỗi năm. Vào năm 2014, Ấn Độ trở thành quốc gia đóng góp lượng khí thải lớn nhất toàn cầu, tăng 8,1% so với năm trước đó. Vào năm 2015, lượng khí thải tăng thêm 5,2%.
Phần lớn lượng khí thải tăng thêm do sự gia tăng sử dụng điện của đất nước, với Chính quyền của Thủ tướng Modi – người ưu tiên việc cung cấp điện cho mọi người.
Khoảng 60% sản lượng điện của Ấn Độ được sản xuất từ than đá và mặc dù mục tiêu đầy tham vọng là tạo thêm nhiều năng lượng tái tạo, nhưng có nhiều nhà máy điện than cũng dự kiến được xây dựng hơn.
Ấn Độ đang có kế hoạch sản xuất thêm 65 gigawatt điện than tương đương với 20 nhà máy điện hạt nhân cỡ lớn trong vài năm tới. Tuy nhiên, đã có những tranh cãi về lượng công suất tăng thêm. Ấn Độ hiện sản xuất được 308 GW mặc dù lượng điện cao nhất sử dụng trong một thời điểm là 156GW.
Theo nghiên cứu của Teri thì các nhà máy điện than sẽ được xây dựng, nhưng sẽ không cần hơn nữa sau năm 2025 nếu hai trường hợp sau xảy ra: Một là, chi phí năng lượng tái tạo và pin tiếp tục giảm như quỹ đạo hiện tại. Nếu giá thành giảm một nửa vào năm 2025, theo ông Mathur, họ sẽ cắt giảm sử dụng than, ông tin tưởng điều đó sẽ xảy ra. Hai là, Chính phủ cần phải khiến các chính sách trở nên khả thi để thực thi hệ thống năng lượng tái tạo. Ví dụ như các bộ trưởng sẽ phải cho phép các công ty vận hành điện được mua điện lập tức.
Ông Mathur cho biết: “Nếu một đám mây che phủ trên một trang trại điện mặt trời lớn, lưới điện phải lập tức mua điện từ nguồn dự trữ - trong đó khả năng nhất là từ pin”.
Các bộ trưởng sẽ phải đưa ra sự ủng hộ bằng cách tham dự buổi ra mắt báo cáo. Nếu các công ty chấm dứt các nhà máy điện than mới sau năm 2025, nhà máy cuối cùng dường như sẽ đóng cửa vào năm 2050, và Ấn Độ sẽ trở thành một trong những quốc gia sử dụng điện lớn nhất trên thế giới vận hành lưới điện hầu như bằng năng lượng tái tạo.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ dịch
Nguồn: https://www.ft.com/content/6007f0f8-eeb9-11e6-930f-061b01e23655
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Ấn Độ: Chứng khoán bùng nổ và cách bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ
Kinh tế 10:00 09-12-2024
Tập đoàn Vietravel mở rộng hoạt động tại Ấn Độ
Kinh tế 03:00 16-11-2024
Ấn Độ đạt kỷ lục trong xuất khẩu hàng hóa
Kinh tế 03:00 17-11-2024
Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo và những tác động
Kinh tế 02:00 28-10-2024