Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ muốn gia hạn miễn trừ dầu từ Iran giữa căng thẳng thương mại với Mỹ

Ấn Độ muốn gia hạn miễn trừ dầu từ Iran giữa căng thẳng thương mại với Mỹ

Hai nguồn tin ở Ấn Độ cho biết, Ấn Độ muốn tiếp tục mua dầu của Iran ở mức hiện tại khoảng 300.000 thùng mỗi ngày (bpd), Ấn Độ đang đàm phán với Washington về việc gia hạn miễn trừ các lệnh trừng phạt của Mỹ vào đầu tháng 5/2019.

06:22 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Một quan chức cấp cao ở Ấn Độ cho biết, hồi tháng 1/2019, Ấn Độ đã giảm mua dầu Iran, và cũng đã đàm phán về việc gia hạn miễn trừ trừng phạt, được gọi là ngoại lệ giảm đáng kể.

Các cuộc đàm phán diễn ra khi căng thẳng thương mại gia tăng giữa Washington và New Delhi. Mỹ đang lên kế hoạch chấm dứt ưu đãi thương mại đối với Ấn Độ, trong đó cho phép nhập khẩu miễn thuế với giá trị lên tới 5,6 tỷ USD sang Hoa Kỳ.

Ấn Độ là nước hưởng lợi lớn nhất của Hệ thống Ưu đãi phổ quát ra đời từ những năm 1970, việc chấm dứt ưu đãi này sẽ là hành động trừng phạt mạnh mẽ nhất mà Washington đã thực hiện đối với Ấn Độ kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức.

Trong bối cảnh này, New Delhi đang yêu cầu Washington cho phép vẫn mua dầu của Iran ở mức hiện tại khoảng 1,25 triệu tấn mỗi tháng, tương đương với khoảng 300.000 bpd.

Mỹ đã xem xét lại các lệnh trừng phạt đối với Iran vào tháng 11/2018 về tham vọng hạt nhân và tên lửa của Tehran, sau khi Tổng thống Donald Trump rút ra khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Iran và sáu cường quốc thế giới.

Mặc dù Mỹ cấp cho các khách hàng dầu lớn nhất của Iran - Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý và Hy Lạp - quyền miễn trừ cho phép họ tiếp tục nhập khẩu hạn chế, nhưng Washington đang gây áp lực lên các chính phủ để giảm mua dầu Iran về mức không. Vòng miễn trừ đầu tiên hết hạn vào khoảng ngày 4/5/2019.

Vincent Campos, phát ngôn viên của Văn phòng Năng lượng của Bộ Ngoại giao Mỹ, từ chối xác nhận rằng, Ấn Độ đang yêu cầu Mỹ gia hạn miễn trừ, nhưng cho biết các cuộc đàm phán đang diễn ra với 8 quốc gia mua dầu của Iran đã nhận được quyền miễn trừ vào tháng 11 với mục đích cuối cùng cắt giảm nhập khẩu về mức không.

Campos cho biết, "Chúng tôi tiếp tục có các cuộc thảo luận song phương" với các quốc gia, bao gồm cả Ấn Độ.

Một quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong tuần này đến thăm Hàn Quốc, khách hàng dầu lớn thứ tư của Iran ở châu Á, để bàn về các lệnh trừng phạt.

David Peyman, Phó trợ lý thư ký về các biện pháp trừng phạt và đối phó tài chính, đã gặp Hong Jin-wook, quan chức chuyên về các vấn đề châu Phi và Trung Đông tại Bộ Ngoại giao Hàn Quốc.

Tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Seoul cho biết, ông Peyman đề nghị "tiếp tục tham khảo ý kiến chặt chẽ về việc gia hạn miễn trừ trừng phạt và các vấn đề kỹ thuật của các công ty Hàn Quốc liên quan đến thương mại với Iran".

Bộ Ngoại giao Mỹ đã không trả lời câu hỏi về các cuộc đàm phán.

Theo dữ liệu vận chuyển từ Refinitiv cho thấy, Iran, thành viên của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), đã xuất khẩu gần 3 triệu thùng dầu, mức cao nhất trước lệnh trừng phạt, nhưng đã giảm xuống còn khoảng 1,25 triệu thùng kể từ đầu năm.

Một trong những nguồn tin Ấn Độ cho biết, các cuộc thảo luận với Washington về việc gia hạn miễn trừ đã bị chậm lại do chính phủ Mỹ đóng cửa kéo dài đến tháng 1/2019. Các cuộc thảo luận đã được nối lại và Ấn Độ muốn có được sự rõ ràng trước cuộc tổng tuyển cử dự kiến vào tháng 5/2019.

Không có bình luận ngay từ Bộ Ngoại giao hoặc Dầu mỏ của Ấn Độ.

Iran là nhà cung cấp dầu lớn thứ bảy của Ấn Độ vào tháng 1/2019, một năm trước khi áp dụng các biện pháp trừng phạt, Iran là nhà cung cấp lớn thứ 3 cho Ấn Độ.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://www.ndtv.com/india-news/amid-trade-tension-with-us-india-wants-to-extend-iran-oil-sanctions-waiver-report-2004511

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục