Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ-Mỹ tăng cường gắn kết thương mại, thúc đẩy hợp tác đầu tư

Ấn Độ-Mỹ tăng cường gắn kết thương mại, thúc đẩy hợp tác đầu tư

Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ Piyush Goyal và Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai đồng chủ trì Diễn đàn chính sách thương mại Ấn Độ-Mỹ (TPF) sẽ diễn ra tại Washington vào ngày 11/1.

10:00 09-01-2023 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Diễn đàn nhằm tập trung giải quyết các vấn đề thương mại và đầu tư giữa hai nước.

TPF dự kiến sẽ có 5 trọng tâm là nông nghiệp, đầu tư, đổi mới và sáng tạo (quyền sở hữu trí tuệ), dịch vụ và hàng rào thuế quan-phi thuế quan.

Phía Ấn Độ cho biết, Bộ trưởng Goyal sẽ có chuyến thăm chính thức New York và Washington DC từ ngày 9-11/1.

Theo các nguồn tin tại New Delhi, TPF là một nền tảng để hai nước tiếp tục gắn kết trong lĩnh vực thương mại và thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước. Cả hai nước đều mong chờ cuộc họp và tin tưởng đạt được tiến bộ trong các vấn đề thương mại.

Cuộc họp đã bị hoãn lại vào đầu tháng 11 năm ngoái do các cuộc bầu cử địa phương ở cả hai nước. Trong cuộc họp năm 2022, Ấn Độ đã yêu cầu khôi phục các lợi ích liên quan đến Hệ thống ưu đãi tổng quát (GSP) cho các nhà xuất khẩu Ấn Độ mà phía Mỹ đã tuyên bố rằng điều này có thể được xem xét. Để thúc đẩy hơn nữa thương mại, hai bên đã bày tỏ ý định tiếp tục hợp tác giải quyết các vấn đề thương mại còn tồn tại.

Kim ngạch thương mại song phương tăng từ 80,5 tỷ USD trong năm 2020-2021 lên 119,5 tỷ USD trong năm 2021-2022. Ấn Độ nhận được 55,61 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Mỹ trong khoảng thời gian từ tháng 4/2000 đến tháng 6/2022.

Trong chặng đầu tiên của chuyến thăm, Bộ trưởng Goyal sẽ tiếp xúc với CEO của các doanh nghiệp đa quốc gia danh tiếng, tham gia các cuộc họp bàn tròn với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và viện nghiên cứu cũng như tham quan các ngành công nghiệp ở New York.

Hai nước hiện đang hợp tác trong khuôn khổ Đối thoại an ninh Bộ tứ (Quad) gồm Mỹ, Australia, Ấn Độ và Nhật Bản; Bộ tứ Tây Á (I2U2) gồm Mỹ, Israel, Ấn Độ và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE); và Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF).

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục