Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ, Nhật Bản hợp tác để đẩy mạnh cơ sở hạ tầng ở vùng Đông Bắc Ấn

Ấn Độ, Nhật Bản hợp tác để đẩy mạnh cơ sở hạ tầng ở vùng Đông Bắc Ấn

Nhật Bản đã hợp tác với Ấn Độ để phát triển mạnh các dự án cơ sở hạ tầng ở các bang Đông Bắc Ấn Độ.

03:09 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Diễn đàn Điều phối Ấn Độ - Nhật Bản về phát triển Đông Bắc Ấn đang được xây dựng tập trung vào các dự án mang tính chiến lược như kết nối và phát triển mạng lưới đường bộ, quản lý điện và thiên tai.

Sáng kiến mới này gồm đại diện từ các bang phía Đông Bắc Arunachal Pradesh, Assam, Manipur, Meghalaya, Mizoram, Nagaland, Sikkim và Tripura.

Một quan chức chính phủ Ấn Độ, yêu cầu giấu tên, cho biết: “Ý tưởng nhằm tạo ra một lộ trình thu hút đầu tư đối với khu vực có tầm quan trọng chiến lược to lớn đối với chúng tôi”.

Cuộc họp đầu tiên của diễn đàn sẽ được tổ chức vào ngày Thứ Năm (4/8/2017), vào thời điểm Bắc Kinh cáo buộc New Delhi đưa quân vào lãnh thổ của nước này và gây trở ngại cho việc xây dựng một con đường. Vấn đề đã bị làm nóng, và cả hai bên không rời khỏi khu vực tranh chấp.

Phát ngôn viên Đại sứ quán Nhật Bản khẳng định sự phát triển này. Trong một phát biểu bằng email, người Phát ngôn này cho biết: “Sự phát triển của Đông Bắc là ưu tiên của Ấn Độ và là chìa khóa để thúc đẩy Chính sách Đông Nam Á. Nhật Bản cũng đặt trọng tâm đặc biệt vào hợp tác ở Đông Bắc vì tầm quan trọng về địa lý nối Ấn Độ với Đông Nam Á và các mối quan hệ lịch sử”.

Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe, sẽ thăm Ấn Độ vào tháng 9/2017 và dự kiến sẽ tham dự lễ động thổ hành lang đường sắt cao tốc.

Người phát ngôn Bộ phát triển khu vực Đông Bắc (DONER) cho biết: “Đây không phải là nhóm làm việc chính thức, mà là một diễn đàn điều phối để xác định các khu vực phát triển ưu tiên trong hợp tác phát triển vùng NER (vùng đông bắc)”.

Cuộc họp vào ngày 4/8/2017 sẽ do Bộ trưởng DONER, Jitendra Singh, chủ trì và có sự tham gia của Đại sứ Nhật Bản tại Ấn Độ, Kenji Hiramatsu. Diễn đàn có đại diện từ các Bộ Ngoại giao, Giao thông đường bộ, Đường cao tốc, Điện và bộ phận kinh tế của Ấn Độ.

“Các lĩnh vực ưu tiên rõ ràng bao gồm: cơ sở hạ tầng, quản lý thiên tai và các ưu tiên tự nhiên khác của NER như: du lịch, thủ công mỹ nghệ và đồ nghề, nguồn nước, thủy sản, năng lượng…”, phát ngôn viên DONER cho biết thêm.

Ấn Độ và Trung Quốc cũng đã quan tâm đến các dự án thủy điện ở Arunachal Pradesh, một bang có biên giới với Trung Quốc và có tiềm năng lớn về sản xuất thủy điện ở Ấn Độ.

Một số tổ chức cho vay đa phương, bao gồm cả Ngân hàng Thế giới, đã không muốn tài trợ cho các dự án ở khu vực biên giới, được gọi là khu vực tranh chấp ở khu vực đông bắc của Ấn Độ, được cho là nhạy cảm vì nằm ở các khu vực phía Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Các chuyên gia nói rằng, sự tham gia của Nhật Bản vào các dự án này có thể đóng vai trò kích hoạt sự kiện Dokalam nhanh chóng hơn.

Alka Acharya, Giáo sư ngành Trung Quốc học tại Đại học Jawaharlal Nehru, cho biết: “Ấn Độ đang tìm kiếm các nguồn thay thế cho các khoản đầu tư cho khu vực này. Nhật Bản đã là đối tác của Ấn Độ trong một thời gian dài và có một mức độ thoải mái nhất định. Tình hình hiện tại có thể giúp đẩy nhanh toàn bộ quy trình. Đây sẽ là liều thuốc kích thích cần thiết cho Ấn Độ”.

Ấn Độ đang thực hiện một loạt các dự án cầu đường để cải thiện kết nối với Bangladesh, Nepal và Myanmar. Ngoài ra, Ấn Độ đang mở mọi nút thắt để xúc tiến Chương trình Kết nối đường bộ khu vực Nam Á (SASEC) trong bối cảnh sáng kiến “Vành đai, con đường” (OBOR) đầy tham vọng của Trung Quốc nhằm kết nối khoảng 60 quốc gia trên khắp Châu Á, Châu Phi và Châu Âu .

Ấn Độ luôn phê phán sáng kiến OBOR của Trung Quốc, và đặt câu hỏi về ý đồ của Trung Quốc trong việc phát triển Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan, một phần của OBOR, vì nó cắt qua các khu vực Gilgit và Baltistan của phần lãnh thủ Kashmir bị chiếm đóng bởi Pakistan.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ dịch

Nguồn:http://www.livemint.com/Politics/8T9Q9wBg1s4JKRwFgChMDO/India-Japan-join-hands-for-big-infra-push-in-Northeast-Indi.html

Nguồn:

Cùng chuyên mục