Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ, Nhật Bản ký kết hiệp định hoán đổi tiền tệ trị giá lên đến 75 tỷ USD, sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán “2 + 2”

Ấn Độ, Nhật Bản ký kết hiệp định hoán đổi tiền tệ trị giá lên đến 75 tỷ USD, sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán “2 + 2”

Cùng với việc Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 5, Ấn Độ và Nhật Bản đã ký kết một thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương trị giá 75 tỷ USD, một động thái nhằm mang lại sự ổn định hơn cho thị trường rupee và vốn ở Ấn Độ.

04:30 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Với sự hội tụ chiến lược lớn hơn, hai nước cũng đồng ý bắt đầu một cuộc đối thoại "2 + 2" ở cấp bộ trưởng và bộ trưởng quốc phòng, đồng thời hợp tác với các dự án cơ sở hạ tầng ở Bangladesh, Myanmar và Sri Lanka, mang lại nội dung thực chất cho chính sách Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Bộ Tài chính cho biết, thỏa thuận hoán đổi này "sẽ cho phép Ấn Độ sử dụng nguồn vốn nước ngoài sẵn có khi cần thiết". Trong năm 2013, Ấn Độ và Nhật Bản đã thực hiện một thỏa thuận hoán đổi khác, khi đồng rupee chịu sức ép, cho phép tăng từ 15 tỷ USD lên 50 tỷ USD.

Một tuyên bố tầm nhìn Ấn Độ - Nhật Bản được ban hành sau cuộc họp cấp cao giữa hai nhà lãnh đạo đã hoan nghênh thỏa thuận hoán đổi. Một quan chức cho biết, thỏa thuận hoán đổi tiền tệ sẽ có tác động tích cực đến thâm hụt tài khoản vãng lai. Shaktikanta Das, một thành viên của Ủy ban Tài chính Ấn Độ, đã đăng dòng tweet rằng, "một tín hiệu mạnh mẽ cho thị trường tài chính và tiền tệ của chúng ta".

Hội nghị Thượng đỉnh này được đánh dấu bằng một ngày họp chính thức và các cuộc đối thoại sâu vào ngày 28/10/2018, cũng như các cuộc hội đàm cấp cao, đã thấy tuyên bố về tầm nhìn "kỷ nguyên mới trong quan hệ Ấn Độ - Nhật Bản", sẽ cho phép hai nước “hợp tác vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương”.

Dựa trên tầm nhìn chung, hai Thủ tướng nhắc lại cam kết vững chắc để cùng hợp tác hướng tới một Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Hai nhà lãnh đạo cũng khẳng định, sự thống nhất và trung lập của ASEAN là trọng tâm của khái niệm Ấn Độ - Thái Bình Dương, bao trùm và rộng mở cho tất cả. Hai nhà lãnh đạo cũng chia sẻ, sẵn sàng mở rộng hợp tác với Mỹ và các đối tác khác.

Phát biểu với giới truyền thông, ông Modi nói rằng, "Nếu không có sự hợp tác của Ấn Độ và Nhật Bản, thế kỷ XXI sẽ không thể là thế kỷ của châu Á. Ngài Abe và tôi đã đồng ý với đối thoại “2 + 2” cấp Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng giữa hai nước nhằm thúc đẩy hòa bình và ổn định trên thế giới".

"Cả hai chúng tôi đều đồng ý rằng, chúng tôi sẽ tăng cường quan hệ đối tác trên mọi lĩnh vực từ kỹ thuật số với không gian mạng, từ sức khỏe đến bảo vệ, và từ biển đến không gian".

Ấn Độ và Nhật Bản cũng đã trao đổi hiệp định chứng phiếu và vay vốn cho đợt vay hỗ trợ phát triển chính thức của Nhật Bản thuộc dự án đường sắt cao tốc Mumbai - Ahmedabad. Ông Modi đánh giá cao vai trò của Nhật Bản trong việc thúc đẩy kết nối thông qua các dự án cơ sở hạ tầng chất lượng như hành lang vận chuyển hàng hóa chuyên dụng phía Tây và hành lang công nghiệp Delhi - Mumbai. Nhật Bản đang tài trợ 80% nguồn vốn của dự án tàu cao tốc Mumbai - Ahmedabad thông qua khoản vay mềm trị giá 7,9 triệu Rs với lãi suất 0,1%, với kỳ hạn kéo dài hơn 50 năm và thời gian tạm ngừng 15 năm.

Bản tuyên bố viết rằng: "Hai nhà lãnh đạo tái khẳng định cam kết chung về việc loại bỏ vũ khí hạt nhân và kiên trì tăng cường hợp tác quốc tế để giải quyết những thách thức về phổ biến hạt nhân và khủng bố hạt nhân".

Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh rằng, tất cả các nước phải đảm bảo lãnh thổ của họ không được sử dụng cho các cuộc tấn công khủng bố ở các nước khác, đây hiển nhiên là một ám chỉ đối với Pakistan, quốc gia bị cáo buộc cung cấp nơi ẩn náu an toàn cho những kẻ khủng bố.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://timesofindia.indiatimes.com/india/modi-abe-summit-india-japan-in-75bn-currency-swap-pact-will-start-22-talks/articleshow/66422259.cms
 

Nguồn:

Cùng chuyên mục