Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ như thế nào vào năm 2047

Ấn Độ như thế nào vào năm 2047

05:24 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

INDIA @ 2047 sẽ phát triển ngoài sức tưởng tượng. Không chỉ mọi thứ phát triển rất nhanh mà nhịp độ của sự chuyển mình này cũng nhanh hơn bao giờ hết, điều này khiến rất khó để hình dung chính xác hình dạng của Ấn Độ sẽ xuất hiện sau 25 năm kể từ bây giờ.

Trong bối cảnh thực tiễn quản trị, khi chúng ta tìm cách hình dùng ra bộ mặt của Dịch vụ dân sự vào năm 2047, chúng ta vô tình có xu hướng quên rằng vào năm 2047, Dịch vụ dân sự trên thực tế có thể đã thực sự biến đổi trở nên "vô hình", và các công cụ mới xuất phát từ AI và các phương tiện công nghệ đổi mới khác có thể đã đảm nhận nhiệm vụ quản trị ở một mức độ rất lớn.

Để phù hợp với tầm nhìn của Thủ tướng Modi mà ông đã kiên trì ở trên những đường nét đa dạng của ‘Tầm nhìn 2047’ phản ánh ‘thế kỷ Ấn Độ thế kỷ’ khi nước này này kỷ niệm 100 năm ngày Độc lập. Các sáng kiến của Modi - chẳng hạn như việc thành lập Mission Karmayogi, dựa trên nguyên tắc cốt lõi của việc chuyển đổi các công chức từ chỗ "cai trị" (rule) sang "vai trò" (role); thiết lập một ủy ban xây dựng năng lực như một công cụ nâng cấp năng động các dịch vụ quản trị; và nền tảng học tập kỹ thuật số i-GOT - trên thực tế, phù hợp với các thông số sẽ được áp dụng ở Ấn Độ vào năm 2047.

Và những điều này chính xác là các chỉ số của khái niệm ‘Azadi Ka Amrit Mahotsav’, sẽ truyền cảm hứng cho chúng ta để sử dụng một cách tối ưu trong 25 năm tới. Quy mô chưa từng có mà tại đó một số chương trình đã được thực hiện, như One-Nation, One-Ration Card, e-office, CPGRAMS và Passport Seva Kendras và các bệnh viện điện tử, phản ánh nỗ lực có ý thức của chính phủ trong việc áp dụng cách tiếp cận “xây dựng quy mô, xây dựng kiên trì” (building to scale, building to last).

Chúng ta có thể thấy nhiều tổ chức phẳng hơn (flattened organisations), quản trị hợp tác và không ranh giới, tăng cường dịch vụ tình nguyện, kỹ năng hợp tác và sự tin tưởng của công dân trong việc tham gia. Việc sử dụng các công nghệ, chẳng hạn như AI và học máy (machine-learning) để đơn giản hóa quá trình thu thập, đối chiếu, phân loại và tự động hóa thông tin - điều quan trọng để cải thiện tính minh bạch và hiệu quả - và cải thiện quá trình ra quyết định và chuỗi khối để tạo điều kiện cho quy trình ghi lại các giao dịch và theo dõi tài sản có thể trở nên phổ biến.

Tuy những sự vật mới có thể lượng định được đang xuất hiện với tốc độ nhanh chóng và thay đổi các quy tắc của trò chơi, nhưng rất khó để dự liệu được vô vàn sự vật có khả năng xuất hiện. Ví dụ, 25 năm trước, dịch vụ chuyển phát nhanh và Rạp chiếu phim PVR trông giống như những bước đột phá mang tính cách mạng, nhưng ngày nay chúng hầu như không còn phù hợp. Một điều không thể lường trước được như đại dịch Covid bất ngờ ập đến là thách thức lớn nhất đối với nhân loại. Những kinh nghiệm như vậy sẽ phải được ghi nhớ.

Nhiệm vụ trước mắt là tạo các Chỉ số tương lai để xác định điểm chuẩn. Trọng tâm phải là thế hệ công chức có 25 năm phục vụ trở lên, vì họ sẽ được biết đến như những kiến trúc sư của 'thế kỷ Ấn Độ'.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://www.tribuneindia.com/news/musings/how-india-may-look-in-2047-364420

Nguồn:

Cùng chuyên mục