Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ thông qua Thỏa thuận biến đổi khí hậu Paris

Ấn Độ thông qua Thỏa thuận biến đổi khí hậu Paris

Ấn Độ đã chính thức phê chuẩn Thỏa thuận Chống biến đổi khí hậu Paris và nộp văn kiện phê chuẩn tại trụ sở Liên hợp quốc tại New York vào Chủ nhật, ngày 02/10/2016 - cũng là ngày kỷ niệm ngày sinh của Mohandas Gandhi, vị anh hùng dân tộc, lãnh đạo phong trào đấu tranh đòi độc lập Ấn Độ.

03:05 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Đại diện thường trực của Ấn Độ tại Liên hợp quốc, ông Syed Akbaruddin, đã gửi văn kiện phê chuẩn tới Liên hợp quốc.

Bằng cách gắn con dấu Gandhi vào Thỏa thuận Chống biến đổi khí hậu, Ấn Độ thể hiện quyết tâm thúc đẩy cộng đồng quốc tế áp dụng “cách sống Gandhi” (tránh xa lối sống xa hoa) để giảm lượng khí thải carbon và bảo vệ trái đất khỏi những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu.     

Ấn Độ sẽ đưa ra quan điểm của mình trong Hội nghị khí hậu tiếp theo (COP22) được tổ chức tại Thành phố Marrakech ở Marrocco từ 07/11/2016.

Bộ trưởng Môi trường Ấn Độ, Anil Madhay, nói, trong Hiệp định Paris+, Ấn Độ đã dẫn đầu trong việc đảm bảo công bằng khí hậu và lối sống bền vững. Chúng tôi sẽ đưa ra quan điểm này trên cơ sở “cách sống Gandhi” tại Marocco.  

Về các hành động tiếp theo sau khi Ấn Độ chính thức thông qua Hiệp định, Dave nói: “Điều quan trọng là, ngoài việc cắt giảm khí thải ra, chúng tôi cũng sẽ tập trung vào các biện pháp mở rộng sự tham gia. Người dân của các nước phát triển cùng với cách sống xa hoa kéo theo khối lượng khí thải carbon cao”.

“Việc thay đổi hàng ngày trong lối sống, khi được thực hiện bởi một lượng lớn người trên toàn thế giới, sẽ tạo ra ảnh hưởng rất lớn”.

Bên cạnh việc đưa ra những quan điểm này trong cuộc đàm phán xung quanh khung quy tắc, Ấn Độ cũng sẽ thiết lập một gian trưng bày độc quyền tại  Marrakech trong suốt tiến trình của COP22 để giới thiệu hoạt động của quốc gia về biến đổi khí hậu và giải thích như thế nào “lối sống Gandhi” đang được thực hành trong cả nước và thực sự nó đã giúp làm giảm lượng khí thải carbon tại đất nước này.

Đại diện thường trực của Ấn Độ tại Liên hợp quốc, Syed Akbaruddin, cũng quyết định gửi văn kiện phê chuẩn vào thứ Ba ngày 24/10/2016, theo đó, thỏa thuận khí hậu sẽ có hiệu lực trước khi bắt đầu COP22. Điều này tạo cơ hội cho các quốc gia chính thức gia nhập Hiệp định Chống biến đổi khí hậu Paris tích cực tham gia vào việc hình thành khung quy định và hướng dẫn thực hiện Thỏa thuận Paris thông qua các hành động sau năm 2020 của họ.

Tổng thư ký Liên hợp quốc, Ban Ki-moon chúc mừng Ấn Độ về khả năng lãnh đạo cũng như việc xây dựng lực lượng mạnh mẽ để tham gia vào Hiệp ước Chống biến đổi khí hậu càng nhanh càng tốt. Ông cho rằng, “việc Ấn Độ thông qua Thỏa thuận là một bước đi quan trọng thúc đẩy thế giới tiến gần tới mục tiêu hơn”. Ấn Độ, ước tính là quốc gia đóng góp tới 4,1% tổng lượng khí thải toàn cầu, đã trở thành quốc gia thứ 62 phê chuẩn Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu. Với việc Ấn Độ tham gia Hiệp định chống biến đổi khí hậu, tổng thị phần khí thải của các nước này đạt mức 51,89% - chỉ dưới ngưỡng phát thải 3,11% để đưa Hiệp định vào hiệu lực. Một khi EU, khu vực chiếm 12,1% tổng phát thải toàn cầu, gia nhập Hiệp định vào hôm thứ Ba ngày 4/10/2016, thỏa thuận này sẽ có hiệu lực sau 30 ngày (đầu tháng 11/2016).

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc cũng thừa nhận, quyết định của Ấn Độ nộp văn kiện phê chuẩn vào dịp kỷ niệm ngày sinh của Mahatma Gandhi và cũng trùng với ngày Quốc tế Phi bạo lực. Ghi nhận trong một tuyên bố, ông Ban Ki-moon nói: “Còn cách nào tốt hơn để kỷ niệm Mahatma Gandhi và di sản của ông dành cho con người và trái đất này ... Ông nhắc nhở chúng ta rằng, trái đất cung cấp đủ để đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người, nhưng không phải tất cả những người tham lam,…”.

Động thái này của Ấn Độ cũng được các chuyên gia môi trường khắp nơi trên thế giới hoan nghênh. Trung tâm Khoa học và Môi trường (CSE) - Cơ quan nghiên cứu môi trường hàng đầu của Ấn Độ đặt tại New Delhi, cho rằng, Ấn Độ cần phải thúc đẩy các nước phát triển mở rộng quy mô các mục tiêu khí hậu của họ và mang lại công bằng trong chương trình nghị sự thỏa thuận về biến đổi khí hậu Paris.

Ông Chandra Bhushan, Phó tổng giám đốc của CSE, cho biết: “Bằng việc đứng trong hàng ngũ những nước thông qua Hiệp định sớm, Ấn Độ đã cho thấy trách nhiệm và sự nghiêm túc của mình trong cuộc đàm phán khí hậu. Nhưng phê chuẩn chỉ là khởi đầu của cuộc đàm phán khó khăn và khó khăn vẫn còn ở phía trước. Ấn Độ sẽ phải đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa Hiệp định Paris vào thực thi có hiệu quả và công bằng”.

Đề cập đến các cam kết ít tham vọng của các nước phát triển phải cắt giảm lượng khí thải carbon, Tổng giám đốc của CSE, Sunita Narain, cho biết: “Các thỏa thuận của Hiệp định Paris là yếu. Nó đã xóa đi trách nhiệm mang tính lịch sử của các nước phát triển trong vấn đề biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, vẫn có đủ phạm vi cho sự bình đẳng và tham vọng trong khuôn khổ hiện tại của Hiệp định Paris. Ấn Độ cần phải phấn đấu để đem lại công bằng cho chương trình nghị sự về biến đổi khí hậu tại đây”.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ dịch

Nguồn: http://timesofindia.indiatimes.com/home/environment/global-warming/India-joins-Paris-Climate-Change-Agreement-submits-instrument-of-ratification-at-UN-headquarters/articleshow/54643135.cms

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục