Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ thử tên lửa hành trình tốc độ cao BrahMos từ máy bay chiến đấu Su-30

Ấn Độ thử tên lửa hành trình tốc độ cao BrahMos từ máy bay chiến đấu Su-30

Ấn Độ cho biết, tên lửa hành trình siêu thanh Brahmos đã vượt qua một cuộc thử nghiệm quan trọng ngày 22/5/2019 khi bắn trúng mục tiêu trên bộ từ máy bay chiến đấu.

04:18 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, chiến đấu cơ Su-30 MKI được hoán cải đặc biệt đã bắn thành công tên lửa nặng 2,5 tấn, tên lửa có phạm vi bắn khoảng 300 km (185 dặm).

Phát ngôn của Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, việc phóng từ máy bay rất thuận lợi và tên lửa đã đi theo quỹ đạo mong muốn trước khi trực tiếp tấn công mục tiêu trên đất liền.

Các chi tiết về vị trí của vụ thử nghiệm không được tiết lệ, ngoại trừ nói rằng, các sửa đổi về cơ, điện và phần mềm máy bay chiến đấu có nguồn gốc từ Nga rất phức tạp.

Cuộc thử nghiệm BrahMos đầu tiên được thực hiện với mục tiêu trên biển diễn ra vào tháng 11/2017.

Ấn Độ cho biết, họ là quốc gia đầu tiên đã bắn thành công một tên lửa tấn công mặt đất với tốc độ 2,8 Mach vào mục tiêu trên biển.

Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, vụ thử ngày 22/5/2019 là lần phóng vũ khí thứ hai.

Tên lửa BrahMos cung cấp cho Không quân Ấn Độ có khả năng tấn công từ các tầm bắn lớn nhằm vào bất kỳ mục tiêu nào trên biển hoặc trên đất liền với độ chính xác bất kể ngày hay đêm và trong mọi điều kiện thời tiết.

Ấn Độ đang phát triển tên lửa BrahMos siêu thanh với Nga, và theo nguồn tin của giới truyền thông, cả hai phía đều muốn sớm bán cho các đối tác nước ngoài loại tên lửa này.

BrahMos là tên lửa hành trình tầm trung siêu thanh với nhiên liệu lỏng có thể phóng từ biển, đất liền và trên không. Đây là một tên lửa hai giai đoạn, với giai đoạn đầu tiên được cung cấp nhiên liệu rắn để đạt tới tốc độ siêu thanh. Tên lửa phóng từ mặt đất có thể mang đầu đạn nặng 200 kg, trong khi biến thể phóng từ trên không có thể mang trọng tải 300 kg.

Brahmos được sản xuất tại Hyderabad bởi tập đoàn BrahMos Aerospace, liên doanh giữa DRDO của Ấn Độ và NPO Mashinostroeyenia của Nga. BrahMos được đặt tên theo các dòng sông Brahmaputra và Moskva của hai nước.

Các quan chức của tập đoàn cho biết, tại các chương trình hàng không quốc tế gần đây cho thấy, các cuộc thảo luận về mua bán tên lửa loại này đang được tiến hành với một số quốc gia.

Vào tháng 12/2016, chuyên trang Janes.com đã báo cáo rằng, Ấn Độ và Nga đã đồng ý thực hiện công việc phát triển kỹ thuật chung, để mở rộng phạm vi tên lửa vượt mức 292 km sau khi Ấn Độ tham gia Chế độ kiểm soát công nghệ tên lửa (Missile Technology Control Regime).

Một biến thể mở rộng tầm bắn mới xa hơn 400km đã được thử nghiệm vào tháng 3/2017 và vào tháng 11/2018, tên lửa đã được thử nghiệm thành công từ máy bay chiến đấu Su-30 MKI.

Vào tháng 3/2018, Ấn Độ đã thử nghiệm thành công tên lửa BrahMos được trang bị dò đường bản địa, và đã phóng thêm ba lần vào năm 2018, bao gồm một cuộc thử nghiệm tháng 7/2018 từ một bệ phóng tự động di động trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như là một phần của việc kéo dài tuổi thọ sử dụng.

Diplomat đưa tin, vào tháng 2/2019, một quan chức ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ cho biết, BrahMos-A sẽ bắt đầu các thử nghiệm phát triển hoặc chứng nhận cuối cùng với Không quân Ấn Độ trong quý thứ ba năm 2019, bao gồm các vụ phóng nhắm vào các mục tiêu trên biển và trên mặt đất.

Theo các báo cáo thì Ấn Độ và Nga đang chuẩn bị kế hoạch cho một phiên bản tầm xa của tên lửa có thể bay với tốc độ lên tới Mach 5 tương đương 6125 km/giờ.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://thedefensepost.com/2019/05/22/india-brahmos-missile-test-land-target/

Nguồn:

Cùng chuyên mục