Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ trở thành thành viên liên kết của Tổ chức Nghiên cứu hạt nhân châu Âu

Ấn Độ trở thành thành viên liên kết của Tổ chức Nghiên cứu hạt nhân châu Âu

Thứ Hai, ngày 16/1/2017, Ấn Độ đã trở thành thành vien liên kết của Tổ chức Nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) sau khi Chính phủ nước này đã hoàn thành thủ tục phê duyệt nội bộ đối với các thỏa thuận đã ký với CERN vào ngày 21 tháng 11 năm 2016.

03:52 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ngày 21/11/2016, ông Sekhar Basu, Chủ tịch Ủy ban Năng lượng nguyên tử và Bộ trưởng Bộ Năng lượng nguyên tử (DAE) và ông Fabiola Gianotti, Tổng giám đốc CERN, đã ký kết một Hiệp định công nhận Ấn Độ như là một thành viên liên kết của CERN. Nhưng Ấn Độ phải “thông báo chính thức với CERN về việc thỏa thuận chính thức có hiệu lực” và trở thành thành viên liên kết, điều này đã được thực hiện vào hôm thứ Hai ngày 16/1/2017.

Tiến sĩ Basu nói với tờ The Hindu rằng: “Là một thành viên liên kết, Ấn Độ sẽ có đầy đủ quyền truy cập vào tất cả các dữ liệu của CERN. Vì có rất nhiều thí nghiệm diễn ra ở CERN, nên ở đó sẽ có rất nhiều thông tin. Khi chúng ta không phải là thành viên liên kết thì Ấn Độ chỉ có thể có được những dữ liệu từ những thí nghiệm chúng ta có tham gia”.

Ông Basu nói thêm rằng: “Vì là một thành viên liên kết, Ấn Độ có thể tham gia vào mọi thử nghiệm, nhưng chúng ta có thể phải trả các chi phí bổ sung để tham gia vào các thí nghiệm. Chúng ta có thể lựa chọn những thí nghiệm mà Ấn Độ muốn tham gia”.

Việc trở thành thành viên liên kết còn mang lại những lợi ích khác. Bất kỳ khi nào các cơ sở của CERN cần nâng cấp và bảo trì thì sẽ mang lại những cơ hội cho các ngành công nghiệp của Ấn Độ. Ngành công nghiệp của Ấn Độ sẽ được đấu thấu các hợp đồng của CERN, từ đó sẽ cho phép hoạt động trong các lĩnh vực công nghệ cao. Vì thế, chiến dịch “Sản xuất ở Ấn Độ” sẽ có được sự thúc đẩy từ CERN. Ấn Độ sẽ có nhiều tính cạnh tranh hơn những đối thủ khác.

Khi đó, các nhà khoa học của Ấn Độ sẽ đủ điều kiện tham gia các cuộc gặp gỡ và điều này sẽ tăng cường sự tham gia của các nhà khoa học và kỹ sư trẻ của Ấn Độ trong việc vận hành và bảo trì các dự án khác nhau của CERN. Ông Basu nói: “Các nhà khoa học và kỹ sư Ấn Độ làm việc ở CERN sẽ học được cách vận hành và duy trì các cơ sở. Cho nên khi họ trở về sẽ mang lại lợi ích cho Ấn Độ”.

Ấn Độ phải trả 400 triệu Rupee phí thành viên liên kết mỗi năm, nhưng theo ông Basu, đó là một khoản phí nhỏ so với lợi ích khoa học và thương mại khổng lồ mà Ấn Độ sẽ được hưởng.

Ấn Độ đã tích cực tham gia vào các hoạt động khoa học của CERN trong hơn 50 năm qua. Trong một thông cáo của CERN, TS Gianotti nói rằng: “Các nhà vật lý, kỹ sư và kỹ thuật viên Ấn Độ đã có những đóng góp đáng kể đối với việc xây dựng máy gia tốc LHC và các thử nghiệm ALICE và CMS cũng như đẩy mạnh các dự R&D”.

Năm 1991, Ấn Độ và CERN đã ký một thỏa thuận hợp tác trong việc thiết lập các ưu tiên trong hợp tác khoa học và kỹ thuật. Ấn Độ và CERN đã ký một vài giao thức khác từ thời điểm đó, nhưng sự tham gia của Ấn Độ vào CERN đã bắt đầu từ những năm 1960 với các nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Cơ bản TATA, Mumbai tại CERN. Vào những năm 1990, các nhà khoa học từ Trung tâm Raja Ramanna về công nghệ tiên tiến ở Indore (RRC) cũng đã tham gia vào các thí nghiệm ở CERN. Các nhà nghiên cứu từ TIFR, RRC và các viện nghiên cứu khác đã xây dựng các phần tạo nên máy gia tốc LEP và các thiết bị thăm dò (L3, WA93 và WA89). Ấn Độ đã được cấp tư cách quan sát viên của Hội đồng CERN vào năm 2002.

Quy ước CERN được ký kết vào năm 1953 bởi 12 thành viên sáng lập. Hiện tại CERN có 22 thành viên, ngoài ra, các nước Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan và Ukraine là các thành viên liên kết, và Serbia và Cyprus là các thành viên liên kết dự bị.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ dịch

Nguồn: http://www.thehindu.com/sci-tech/science/India-becomes-Associate-member-of-CERN/article17050579.ece

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục