Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ, Trung Quốc đi đầu thế giới trong nỗ lực phủ xanh

Ấn Độ, Trung Quốc đi đầu thế giới trong nỗ lực phủ xanh

Ngày 11/2/2019, theo một nghiên cứu mới nhất của NASA, Ấn Độ và Trung Quốc đang đi đầu thế giới trong nỗ lực phủ xanh, điều này hoàn toàn trái ngược với nhận thức chung trên toàn thế giới, đồng thời chỉ ra rằng, thế giới đã trở nên xanh hơn so với 20 năm trước.

04:34 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nghiên cứu của NASA dựa trên dữ liệu nhận được và phân tích từ vệ tinh cho biết , Ấn Độ và Trung Quốc đang dẫn đầu về việc phủ xanh trên đất liền. Tác giả Chi Chen của Đại học Boston cho biết: "Trung Quốc và Ấn Độ chiếm 1/3 diện tích phủ xanh nhưng chỉ chứa 9% diện tích đất của hành tinh được bao phủ trong thảm thực vật".

Ông cho biết: "Đó là một phát hiện đáng ngạc nhiên, suy xét dựa trên khái niệm chung về suy thoái đất đai ở các quốc gia đông dân do khai thác quá mức".

Theo nghiên cứu được công bố vào ngày 11/2/2019 trên tạp chí Thiên nhiên bền vững, dữ liệu vệ tinh gần đây (2000 - 2017) cho thấy mô hình phủ xanh nổi bật ở Trung Quốc và Ấn Độ, và sự chồng chéo với các vùng trồng trọt trên toàn thế giới.

Chỉ riêng Trung Quốc đã chiếm 25% mức tăng ròng toàn cầu ở diện tích lá (Leaf-area) với chỉ 6,6% diện tích thảm thực vật toàn cầu.

Theo nghiên cứu của NASA, phủ xanh ở Trung Quốc là từ rừng (42%) và đất trồng trọt (32%), nhưng ở Ấn Độ, chủ yếu là từ đất trồng trọt (82%) với sự đóng góp nhỏ từ rừng (4,4%).

Trung Quốc đang xây dựng các chương trình đầy tham vọng để bảo tồn và mở rộng rừng với mục tiêu giảm thiểu suy thoái đất, ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu.

Sản xuất lương thực ở Trung Quốc và Ấn Độ đã tăng hơn 35% kể từ năm 2000, chủ yếu là do diện tích thu hoạch tăng lên thông qua nhiều loại cây trồng được tạo điều kiện thuận lợi bằng cách sử dụng phân bón và tưới nước mặt hoặc nước ngầm.

Rama Nemani, nhà khoa học nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Ames của NASA cho biết, khi nhìn thấy màu xanh của Trái đất lần đầu tiên, chúng tôi nghĩ rằng, điều đó được tạo nên do khí hậu ấm hơn và ẩm hơn từ khí carbon dioxide được thêm vào trong khí quyển.

Nghiên cứu này được thực hiện nhờ vào bản ghi dữ liệu kéo dài hai thập kỷ từ các thiết bị đo quang phổ hình ảnh với độ phân giải vừa phải (MODIS) trên các vệ tinh Terra và Aqua của NASA. Bà Nemani cho biết, với dữ liệu từ MODIS, chúng tôi thấy rằng, con người cũng đang có đóng góp trong việc phủ xanh trái đất.

Các quan sát cho thấy, một khi mọi người nhận ra vấn đề, họ sẽ có xu hướng giải quyết vấn đề. Bà Nemani cho biết, tình hình vào những năm 1970 và 1980 ở Ấn Độ và Trung Quốc là không tốt.

Những năm 1990, mọi người nhận ra điều đó, và ngày nay, mọi thứ đã được cải thiện. Con người rất kiên cường. Đó là những gì chúng ta nhìn thấy trong dữ liệu vệ tinh.

Theo báo cáo, xu hướng phủ xanh có thể thay đổi như thế nào trong tương lai phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ, sản xuất lương thực gia tăng ở Ấn Độ được tạo điều kiện thuận lợi bằng tưới nước ngầm. Nếu nước ngầm cạn kiệt, xu hướng này có thể thay đổi.

Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc đạt được diện tích phủ xanh trên khắp thế giới không nhất thiết bù đắp cho sự mất mát của thảm thực vật tự nhiên ở các khu vực nhiệt đới như Brazil và Indonesia. Nghiên cứu cho biết, ngoài việc phủ xanh một cách đơn giản, tính bền vững và đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái đều có ảnh hưởng.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://economictimes.indiatimes.com/news/politics-and-nation/india-china-leading-global-greening-effort-nasa-study/articleshow/67953712.cms

Nguồn:

Cùng chuyên mục