Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ từ chối tham gia tuyên bố chống lại Myanmar tại hội nghị quốc tế

Ấn Độ từ chối tham gia tuyên bố chống lại Myanmar tại hội nghị quốc tế

Để bày tỏ tình đoàn kết với Myanmar, Ấn Độ hôm nay đã từ chối tham gia vào một tuyên bố được thông qua tại một hội nghị quốc tế vì mang thông tin “không phù hợp” về bạo lực ở bang Rakhine, nơi 125000 người Rohingyas đã trốn sang Bangladesh.

03:38 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Một phái đoàn nghị viện Ấn Độ do Chủ tịch Lok Sabha, Sumitra Mahajan, đã từ chối “Tuyên bố Bali” được thông qua tại “Diễn đàn Nghị viện thế giới về phát triển bền vững” được tổ chức ở Indonesia.

Thông cáo báo chí do Ban Thư ký Lok Sabha cho biết: “Vì tuyên bố chung thông qua khi kết thúc diễn đàn không phù hợp với các nguyên tắc toàn cầu đã được thông qua về “phát triển bền vững”.

Ấn Độ nhắc lại quan điểm rằng, mục đích của việc triệu tập diễn đàn nghị viện là nhằm đạt được nhận thức chung về việc thực hiện SDGs (Các mục tiêu phát triển bền vững) đòi hỏi quá trình phát triển toàn diện.

"Do đó, đề xuất tham chiếu đến bạo lực ở bang Rakhine trong tuyên bố chung được coi là không đồng thuận và không phù hợp," bản thông cáo cho biết.

Phần tuyên bố mà Ấn Độ phản đối đề cập đến “mối quan tâm sâu sắc đối với bạo lực đang diễn ra ở bang Rakhine của Myanma…”

Bản tuyên bố tiếp tục “kêu gọi tất cả các bên tham gia góp phần khôi phục ổn định và an ninh, tự kiềm chế tối đa việc sử dụng các phương tiện bạo lực, tôn trọng nhân quyền của tất cả mọi người ở Rakhine bất kể đức tin và chủng tộc của họ, cũng như tạo điều kiện và đảm bảo sự tiếp cận an toàn cho hoạt động hỗ trợ nhân đạo”.

Phái đoàn Ấn Độ đã đưa ra lập trường một ngày trước khi Thủ tướng Narendra Modi kết thúc chuyến thăm Myanmar, nơi ông bày tỏ tình đoàn kết với Chính phủ Myanmar trong việc chống lại “bạo lực cực đoan” ở bang Rakhine.

“Việc sửa đổi cụ thể đối với dự thảo được tuyên bố đề cập đến bạo lực ở bang Rakhine của Myanmar đã được các nước đưa ra vào phút chót.

Ấn Độ lập luận rằng, việc nhằm một quốc gia cụ thể là không hợp lý vì diễn đàn này tập trung vào các mục tiêu phát triển bền vững và phát triển toàn diện cho tất cả các nước dựa trên phương pháp hợp tác, và hợp tác để đạt được Chương trình nghị sự 2030 cho thế giới”.

Phía Ấn Độ cho biết: “Chưa bao giờ các vấn đề cụ thể của từng quốc gia được đưa vào tuyên bố vì mục tiêu diễn đàn này đòi hỏi phải có sự thống nhất và nỗ lực tập trung của tất cả các nước”.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: http://timesofindia.indiatimes.com/india/india-refuses-to-be-part-of-declaration-of-an-international-meet-over-rohingya-issue/articleshow/60413675.cms

Nguồn:

Cùng chuyên mục