Ấn Độ và Australia hội đàm về khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương năng động
Ngày 12/12/2017, Ấn Độ và Australia đã tổ chức cuộc đối thoại cấp bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao đầu tiên, để thảo luận về cách đảm bảo khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương "tự do" và "cởi mở".
Cuộc đối thoại "2 + 2" giữa Ấn Độ và Australia diễn ra một tháng sau khi quan chức của hai nước tham gia các cuộc đàm phán cũng liên quan đến khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương với các đối tác Nhật Bản và Hoa Kỳ trong bối cảnh một Trung Quốc đang trỗi dậy.
Cuộc hội đàm này cũng diễn ra ngay sau hội nghị ba bên Nga - Ấn Độ - Trung Quốc (RIC) tổ chức tại New Delhi nhằm thúc đẩy hợp tác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi mà ba nước đã đồng ý mở rộng các cuộc tham vấn.
Ấn Độ rất ít tổ chức đối thoại "2 + 2" với các quốc gia, mà Nhật Bản và Hàn Quốc là hai ví dụ. New Delhi và Washington dự kiến tổ chức đối thoại "2 + 2" giữa cấp bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng và cấp thứ trưởng ngoại giao và quốc phòng vào đầu năm tới.
Theo một tuyên bố của bộ ngoại giao Ấn Độ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao S. Jaishankar và Bộ trưởng Quốc phòng Sanjay Mitra đã có cuộc đàm phán với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và thương mại Frances Adamson và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Greg Moriarty phía Australia.
Tuyên bố cho biết: "Tất cả các khía cạnh của quan hệ song phương với trọng tâm là mối quan hệ chiến lược và quốc phòng giữa hai nước đã được xem xét lại".
"Ấn Độ và Australia có mối quan hệ song phương nồng ấm dựa trên việc chia sẻ các giá trị dân chủ và đa nguyên. Các quan điểm chiến lược giữa hai nước ngày càng trở nên nhất quán".
"Cả hai bên đều đồng ý rằng, một khu vực tự do, cởi mở, thịnh vượng và bao gồm khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương phục vụ lợi ích lâu dài của tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới".
Ấn Độ và Australia là hai thành viên của bốn quốc gia dân chủ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương – cũng có thể được coi là hạt nhân của một kiến trúc an ninh mới ở châu Á - đã gặp nhau ở Manila hồi tháng trước tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á. Bốn nước này dự kiến sẽ cùng nhau tập trận hải quân trong tương lai gần.
Ấn Độ đã tiến hành các cuộc tập trận hải quân Malabar với Mỹ, và năm ngoái (2016) đã được mở rộng với sự tham gia của Nhật Bản. Australia - một thành viên của cuộc tập trận Malabar trong năm 2007 – cũng có thể tham gia vào cuộc diễn tập vào năm tới.
Các cuộc trao đổi này liên quan đến dưới thuật ngữ chiến lược "Ấn Độ - Thái Bình Dương" tương quan với "Châu Á - Thái Bình Dương" đang tăng lên nhờ sự gia tăng sử dụng cụm từ này của các quan chức chính quyền Hoa Kỳ để chỉ một vùng biển rộng lớn trải dài từ bờ biển Thái Bình Dương ở Mỹ đến bờ biển ở Australia và trải dài đến Ấn Độ.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson đã nhắc đến "khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương" trong một bài phát biểu tại một tổ chức tư vấn ở Washington vào tháng 10/2017.
Và vài ngày sau đó, Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono nói rằng, Tokyo ủng hộ một cuộc đối thoại bốn bên giữa Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ và Australia để thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược giữa các nước. Gần đây, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã đề cập đến thuật ngữ này nhiều lần khi ông nói chuyện với các đại diện kinh doanh tại Hội nghị Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Đà Nẵng, Việt Nam.
Trung Quốc đã luôn cảnh giác về "diễn đàn bốn bên" này, đồng thời bày tỏ hy vọng rằng, nhóm này và các hành động của họ không nhằm vào Bắc Kinh.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Nguồn: http://www.livemint.com/Politics/GbeFRB4prhc9MzleAqIgnL/India-Australia-hold-talks-on-IndoPacific-dynamics.html
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Ấn Độ, Trump và chủ nghĩa đa phương
Tin tức 09:00 15-11-2024
Ấn Độ và nhiệm kỳ thứ hai của Trump
Tin tức 02:00 14-11-2024
Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Tin tức 10:00 08-11-2024