Ấn Độ và Nhật Bản tái khẳng định quan hệ song phương giữa những lo lắng về thương mại và an ninh
Ngày 28/10/2018, Thủ tướng Ấn Độ Modi đã đến Tokyo để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh song phương Ấn Độ - Nhật Bản lần thứ 13.
Các nhà lãnh đạo Nhật Bản và Ấn Độ tái khẳng định mối quan hệ song phương trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng về thương mại và ổn định khu vực.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã có cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại một khu nghỉ mát gần núi Phú Sĩ vào ngày 28/10/2018. Ông Modi cũng ghé thăm công ty Fanuc, nhà sản xuất robot lớn của Nhật Bản.
Quan hệ với Trung Quốc là một vấn đề lớn của cả hai ông Modi và Abe, bởi vì sự hợp tác của họ có thể cân bằng với ảnh hưởng khu vực ngày càng tăng và sự quyết đoán về quân sự của Trung Quốc.
Trả lời hãng tin Kyodo News, ông Modi nói rằng: “Quan hệ đối tác Ấn Độ - Nhật Bản đã thay đổi về cơ bản và đã được củng cố là một “đối tác chiến lược và toàn cầu đặc biệt”. Mối quan hệ này không có nhân tố tiêu cực nhưng phải chờ đợi cơ hội để chớp lấy".
Ông Modi đã chọn Nhật Bản là quốc gia đầu tiên đến thăm sau khi lên nắm quyền bốn năm trước đây. Ông đã kêu gọi các quốc gia trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương đoàn kết chống lại chủ nghĩa bảo hộ và căng thẳng xuyên biên giới.
Trong một dấu hiệu của mối quan hệ gần gũi hơn, Ấn Độ và Nhật Bản cũng sẽ tổ chức các cuộc tập trận quân sự chung đầu tiên liên quan đến lực lượng mặt đất bắt đầu vào tháng tới (11/2018).
Ông Abe vừa trở về từ Trung Quốc, nơi ông đã có cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình và cùng thống nhất rằng, hai nước sẽ "chia sẻ lợi ích và mối quan tâm chung nhiều hơn".
Chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump chủ yếu nhắm đến vấn đề thuế quan với Trung Quốc, cũng như Nhật Bản và các quốc gia khác, và cáo buộc các nước này có các hành vi thương mại không công bằng, nhưng đồng thời cũng nỗ lực thúc đẩy Ấn Độ và Nhật Bản phát triển quan hệ kinh tế.
Ví dụ, đầu tư của Nhật Bản ở Ấn Độ có không gian phát triển. Nhật Bản đang giúp Ấn Độ xây dựng hệ thống đường sắt siêu tốc.
Ông Abe đã củng cố và mở cửa nền kinh tế đất nước với các chính sách được gọi là "Abenomics", đồng thời khuyến khích thương mại, đầu tư nước ngoài và du lịch.
Mặc dù Nhật Bản từ lâu đã coi Mỹ là đồng minh chính, đặc biệt là trong lĩnh vực quốc phòng, nhưng ông Abe đang nỗ lực tìm kiếm các mối quan hệ khác. Ông cũng luôn nói đến thương mại tự do, điều này trái ngược với động thái tăng thuế của ông Trump.
Đầu năm nay, Nhật Bản đã ký một thỏa thuận mang tính bước ngoặt với EU nhằm loại bỏ gần như tất cả thuế quan đối với các mặt hàng. Các nhà lãnh đạo EU và Nhật Bản cam kết tăng cường quan hệ đối tác trong lĩnh vực quốc phòng, biến đổi khí hậu và giao lưu nhân dân, đồng thời phát đi một thông điệp rõ ràng về việc chống lại chủ nghĩa bảo hộ.
Ông Abe và ông Modi sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh chính thức tại Tokyo.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Nguồn: https://www.hindustantimes.com/india-news/pm-modi-shinzo-abe-reaffirm-india-japan-ties-amid-trade-security-worries/story-daiMWo4APMNdkVq72cXChO.html
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Gia tăng căng thẳng ngoại giao Ấn Độ - Canada
Tin tức 02:00 16-10-2024
Đức và Ấn Độ ký 27 thỏa thuận mới, bao gồm cả xuất khẩu vũ khí
Tin tức 02:00 28-10-2024