Ấn Độ và Úc mua 4,3 tỷ USD thiết bị quân sự từ Mỹ
WASHINGTON: Chính quyền Biden trong tuần này đã thông qua bộ ba thương vụ bán quân trang nước ngoài tiềm năng cho Úc và Ấn Độ, các mặt hàng trị giá 4,36 tỷ USD cho các công ty Mỹ.
Hôm thứ Năm (29/4), Úc đã được phê chuẩn mua gói Hệ thống chiến đấu bọc thép hạng nặng, với giá ước tính là 1,685 tỷ USD, và bốn máy bay trực thăng chở hàng CH-47F Chinook, với giá ước tính là 259 triệu USD. Hôm thứ Sáu (30/4), Ấn Độ đã được phê chuẩn mua sáu máy bay giám sát hàng hải P-8I, trị giá ước tính 2,42 tỷ USD.
Các số liệu thông báo của FMS đại diện cho việc bán vũ khí tiềm năng mà Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông qua nội bộ, sau đó thông qua Cơ quan Hợp tác an ninh quốc phòng để chuyển cho Quốc hội Mỹ. Các thông báo không đại diện cho doanh số bán hàng cuối cùng; nếu Quốc hội không từ chối việc bán tiềm năng, thì Quốc hội sẽ bắt đầu đàm phán, trong đó số liệu về giá trị và số lượng thiết bị có thể thay đổi.
Doanh số bán hàng tiềm năng thuộc về hai đồng minh quan trọng của Mỹ vì nước này ngày càng tập trung vào khu vực Thái Bình Dương. Cả hai quốc gia trên đều là một phần của nhóm “Bộ tứ”, một nhóm các đối tác cùng chí hướng bao gồm Mỹ và Nhật Bản.
Gói thầu của Ấn Độ bao gồm sáu máy bay P-8I, cũng như các hệ thống vô tuyến, động cơ, hệ thống định vị và hỗ trợ của nhà thầu. Boeing là nhà thầu chính với cơ sở sản xuất ở Seattle. Việc mua bán được đề xuất “sẽ hỗ trợ chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của Mỹ thông qua việc giúp tăng cường mối quan hệ chiến lược Mỹ-Ấn, đồng thời cải thiện an ninh của một đối tác phòng thủ lớn, để tiếp tục là lực lượng quan trọng cho sự ổn định chính trị, hòa bình, và tiến bộ kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và Nam Á”.
Ấn Độ đã mua 8 máy bay P-8I vào tháng 1 năm 2009 thông qua hình thức mua bán thương mại trực tiếp và ký hợp đồng mua thêm 4 chiếc nữa vào tháng 7 năm 2016. Hải quân Ấn Độ đã vận hành các máy bay này từ năm 2013.
Gói hệ thống chiến đấu bọc thép hạng nặng của Úc bao gồm việc sử dụng 160 cấu trúc và thân xe tăng M1A1 từ kho của Mỹ, sau đó sử dụng chúng để sản xuất nhiều loại phương tiện và thiết bị bao gồm: 75 xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2 SEPv3 Abrams; 29 xe phá mìn M1150; 18 cầu phóng xe bọc thép M1074; 6 xe thiếp giáp cứu kéo M88A2 Hercules; và 122 động cơ tuabin khí AGT1500.
Điều thú vị là, thông báo của cơ quan này chỉ ra rằng, trong đó bao gồm "phát triển một gói áo giáp độc đáo," mà không có chi tiết về ngoại quan. Gói thầu sẽ được sản xuất dàn trải bởi các công ty General Dynamics Land Systems, BAE Systems, Leonardo DRS và Honeywell Aerospace; Úc thường yêu cầu bù trừ thương mại trong các thương vụ mua bán nước ngoài.
“Xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2 SEPv3 sẽ nâng cấp hạm đội xe tăng M1A1 SA hiện tại của Úc mà không có thay đổi nào đối với cơ cấu lực lượng của Quân đoàn thiết giáp Hoàng gia Úc. Các xe M88A2 bổ sung cung cấp hỗ trợ xử lý và phục hồi phương tiện chiến đấu cho đội xe tăng Úc. Các phương tiện phá mìn M1150 (ABV) và Cầu phóng bọc thép liên hợp M1074 (JAB) sẽ là một công năng mới cho đội ngũ lính kỹ sư Úc, mang lại khả năng bắc cầu và xuyên giáp dưới lớp giáp, tăng hiệu quả và khả năng sống sót của binh lính và tăng khả năng cơ động cho hạm đội thiết giáp”.
Thỏa thuận mua Chinook bao gồm 4 máy bay trực thăng, cùng với "những sửa đổi dành riêng cho khách hàng." Gói thầu cũng liên quan đến tám động cơ tuốc bin máy bay T55-GA-714A, cũng như các hệ thống và thiết bị nhiệm vụ liên quan. Máy bay Chinook sẽ được cung cấp từ kho của Quân đội Mỹ.
Sau thời gian tạm dừng ban đầu để xem xét các trường hợp mua bán với nước ngoài đã được chính quyền Trump phê duyệt, chính quyền Biden hiện đã phê duyệt 15 gói thầu bán vũ khí tiềm năng, với mức giá khoảng 8,9 nghìn tỷ USD.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Nguồn: https://www.defensenews.com/global/asia-pacific/2021/04/30/india-australia-cleared-to-buy-43-billion-in-us-military-gear/
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Ấn Độ, Trump và chủ nghĩa đa phương
Tin tức 09:00 15-11-2024
Ấn Độ và nhiệm kỳ thứ hai của Trump
Tin tức 02:00 14-11-2024
Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Tin tức 10:00 08-11-2024