Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Bất bình đẳng kỹ thuật số của Ấn Độ

Bất bình đẳng kỹ thuật số của Ấn Độ

Với những tiến bộ công nghệ và kỹ thuật số chưa từng có trong thời đại ngày nay, Ấn Độ chứng kiến sự bất bình đẳng ngày càng lớn giữa những người được tiếp cận với công nghệ kỹ thuật số và những người không thể tiếp cận.

06:13 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) định nghĩa bất bình đẳng kỹ thuật số là “khoảng cách giữa các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp và các khu vực địa lý ở các cấp độ kinh tế xã hội khác nhau về cả cơ hội của họ trong việc tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và để sử dụng Internet cho nhiều hoạt động khác nhau”. Nói một cách đơn giản, khoảng cách kỹ thuật số có thể được giải thích là sự bất bình đẳng giữa những người có công nghệ kỹ thuật số và những người không có quyền truy cập Internet và ICT. Do tầm quan trọng ngày càng tăng của Internet và sự chuyển đổi kỹ thuật số nhanh chóng trong đại dịch COVID-19, Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Amina Mohammed đã tuyên bố rằng, khoảng cách kỹ thuật số có khả năng trở thành “khía cạnh mới của bất bình đẳng”.

Các thông số khác như tính sẵn có, khả năng chi trả và khả năng hiểu biết và sử dụng công nghệ kỹ thuật số có thể được sử dụng để đo khoảng cách kỹ thuật số. Hay có thể hiểu theo cách đơn giản hơn là “sử dụng internet” và “truy cập vào thiết bị di động điện thoại”. Các thông số này chỉ rõ sự bất bình đẳng kỹ thuật số phổ biến trên khắp Ấn Độ.

Người dùng Internet ở Ấn Độ

Theo Cơ sở dữ liệu Chỉ số Viễn thông/ICT Thế giới của ITU, chỉ có 43% dân số ở Ấn Độ sử dụng Internet. Báo cáo IAMAI-Kantar ICUBE 2020 cho thấy rằng có số nam giới dùng Internet là 58%, và số nữ giới chiến 42%.Tuy nhiên, Khảo sát Sức khỏe Gia đình Quốc gia (NFHS) 2019–2021 cho thấy khoảng cách giới lớn hơn đáng kể trong việc sử dụng Internet. Báo cáo của NFHS cho thấy chỉ có 57,1% dân số nam và 33,3% dân số nữ đã từng sử dụng Internet. Khoảng cách giới này thể hiện ở tất cả các bang như được minh họa trong Hình 1.

Hình 1: (%) các cá nhân đã từng sử dụng Internet - Phân chia giới tính theo bang

Nguồn: Dữ liệu từ NFHS 2019-21

NFHS cũng cung cấp dữ liệu so sánh nông thôn-thành thị. Trong khi 72,5% nam giới thành thị và 51,8% nữ giới thành thị đã từng sử dụng Internet, thì chỉ có 48,7% nam giới nông thôn và 24,6% nữ giới nông thôn đủ điều kiện sử dụng Internet. Điều thú vị là ở tất cả các bang, nam giới ở thành thị có tỷ lệ phần trăm cao nhất, trong khi phụ nữ nông thôn có tỷ lệ này thấp nhất như được minh họa trong Hình 2 và 3.

Hình 2: (%) Giới tính những người đã từng sử dụng Internet, tính theo bang và so sánh nông thôn/thành thị

Nguồn: Dữ liệu từ NFHS 2019-2021

Hình 3 (%) Giới tính những người đã từng sử dụng Internet, tính theo bang và so sánh nông thôn/thành thị

Nguồn: Dữ liệu từ NFHS 2019-2021 (Tiếp)

Hơn nữa, có sự bất bình đẳng đáng kể về mặt tiếp cận kỹ thuật số đáng kể giữa các đẳng cấp và các nhóm khó khăn.

Quyền sở hữu thiết bị di động

Theo Báo cáo của GSMA “Phụ nữ kết nối Internet: Báo cáo Khoảng cách giới tính trên thiết bị di động năm 2021”, 79% dân số nam trưởng thành và 67% dân số nữ trưởng thành là chủ sở hữu điện thoại di động ở Ấn Độ. Báo cáo cũng cho thấy xu hướng chung là phụ nữ ở Ấn Độ sở hữu điện thoại di động. NFHS cũng xác nhận quan sát này vì đã có sự tăng trưởng rõ rệt về sở hữu điện thoại di động của phụ nữ ở Ấn Độ trong giai đoạn 2015–16 và 2019–21 như được minh họa trong Hình 4.

Hình 4: (%) Phụ nữ sử dụng điện thoại di động - Tăng trưởng trong giai đoạn 2015-16 và 2019-21

Nguồn: Dữ liệu từ NFHS 2019-21

Dữ liệu NFHS cũng cho thấy khoảng cách trong quyền sở hữu điện thoại di động giữa nông thôn và thành thị. Dữ liệu cho thấy tồn tại một khoảng cách rõ ràng về sở hữu điện thoại di động, trong đó xu hướng chung là tỷ lệ phụ nữ thành thị sở hữu điện thoại di động cao hơn so với phụ nữ nông thôn. Ở một số bang và vùng lãnh thổ như Kerala, Ladakh, Delhi, Andaman và Nicobar, xu hướng này bị đảo ngược và phụ nữ nông thôn được tiếp cận nhiều hơn với điện thoại di động. So sánh tỷ lệ sở hữu điện thoại di động của phụ nữ ở nông thôn và thành thị được thể hiện trong Hình 5. Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là khoảng cách bất bình đẳng ngày càng lớn hơn trong độ tuổi và nhóm khác đẳng cấp của những người sử dụng công nghệ kỹ thuật số.

Hình 5: (%) Phụ nữ sử dụng điện thoại di động – So sánh Nông thôn và Thành thị theo bang

Nguồn: Dữ liệu từ NFHS 2019-21

Xu hướng bất bình đẳng kỹ thuật số

Có sự bất bình đẳng kỹ thuật số nghiêm trọng ở Ấn Độ, trong đó tồn tại những khoảng cách trong việc sử dụng Internet và tiếp cận cơ sở hạ tầng kỹ thuật số dựa trên giới tính, khu vực cư trú cho dù ở nông thôn hay thành thị, đẳng cấp hay độ tuổi. Nhìn chung, nam giới có quyền truy cập Internet nhiều hơn và sở hữu điện thoại di động nhiều hơn. Mặc dù có thể có sự khác biệt nhỏ, nhưng nam giới thành thị có lợi hơn nhiều so với những nhóm khác cả về khả năng truy cập internet và sở hữu điện thoại, đặc biệt là khi so sánh với phụ nữ thành thị, nam giới nông thôn và phụ nữ nông thôn. Tương tự, phụ nữ nông thôn luôn chịu thiệt thòi, ví dụ mặc dù phụ nữ nông thôn có nhiều quyền sở hữu điện thoại hơn phụ nữ thành thị nhưng khả năng truy cập Internet của họ vẫn thấp hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là đã có một số cải thiện trong khả năng tiếp cận điện thoại di động của phụ nữ trong giai đoạn 2015–16 và 2019–21, chứng tỏ rằng những nỗ lực nhằm giảm khoảng cách kỹ thuật số đang dần có kết quả.

Con đường phía trước

Khoảng cách kỹ thuật số đặt ra những tác động xã hội nghiêm trọng. Việc không có khả năng tiếp cận công nghệ làm tăng nguy cơ bị loại ra ngoài lề xã hội hiện nay và tước đi các nguồn lực thiết yếu của các cá nhân. Do chúng ta sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào công nghệ kỹ thuật số và internet, khoảng cách kỹ thuật số có thể quan sát rõ trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, di chuyển, an toàn, hòa nhập tài chính và nhiều lĩnh vực khác.

Chính phủ Ấn Độ đã đưa ra một số sáng kiến như National Digital Literacy Mission và Pradhan Mantri Gramin Digital Saksharta Abhiyan để tăng cường khả năng hiểu và sử dụng công nghệ kỹ thuật số. Những sáng kiến như vậy cần phải được tăng cường. Điều quan trọng là phải cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật số hiện có để bảo đảm các nhóm người trong xã hội đều có khả năng tiếp cận với ICT. Đồng thời, các nhóm yếu thế cần được thúc đẩy để tích hợp công nghệ vào cuộc sống hàng ngày và các kỹ năng kỹ thuật số cần được truyền đạt để làm tiền đề cho những thay đổi như vậy.

Tác giả: Basu Chandola, nghiên cứu viên tại ORF.

Chú thích ảnh: Đại diện tập đoàn IQEMS, Ấn Độ trình bày tại Hội thảo quốc tế tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tháng 5/2019

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://www.orfonline.org/expert-speak/exploring-indias-digital-divide/

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục