Bí thư Đối ngoại Ấn Độ Vijay Gokhale hội đàm với Ngoại trưởng Trung Quốc
Ngày 22/4/2019 tại Bắc Kinh, Bí thư Đối ngoại Ấn Độ Vijay Gokhale đã hội đàm với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và thảo luận về tiến trình quan hệ song phương kể từ Hội nghị Thượng đỉnh Vũ Hán năm 2018, và cho biết, cả hai bên đang thực hiện các quyết định theo cách "chúng tôi nhạy cảm mối quan tâm của nhau".
Cuộc gặp của ông Gokhale với Ngoại trưởng Trung Quốc, cũng là Ủy viên Quốc vụ, một chức vụ cấp cao trong hệ thống phân cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) cầm quyền, diễn ra khi cả hai nước đang vật lộn với một loạt vấn đề, bao gồm cả những nỗ lực của Bắc Kinh ngăn chặn việc đưa người đứng đầu Jaish-e-Muhammed (JeM) có trụ sở tại Pakistan, Masood Azhar, là kẻ khủng bố toàn cầu của Liên Hợp Quốc.
Tại buổi gặp, ông Gokhale cho biết, kể từ khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau tại Vũ Hán, Trung Quốc, hai nhà lãnh đạo đạt được nhiều hiểu biết.
Ông nói, cả hai bên đang nỗ lực để thực hiện những điểm đạt được tại cuộc gặp ở Vũ Hán.
Ông Gokhale nói rằng: "Như ngài đã nói, chúng ta làm việc cùng với phía Trung Quốc để tăng cường hiểu biết, củng cố niềm tin để thực hiện các quyết định được đưa ra bởi các nhà lãnh đạo và thực hiện nó theo cách mà chúng ta nhạy cảm với các mối quan tâm của nhau".
Ông Gokhale cũng đề cập đến các cuộc trao đổi chính trị "nhanh chóng" kể từ Hội nghị Thượng đỉnh Vũ Hán, bao gồm chuyến thăm của ông Vương Nghị tới New Delhi để thúc đẩy cơ chế giao lưu nhân dân, và Bộ trưởng Ngoại giao Sushma Swaraj đang "mong muốn đến Trung Quốc trong năm nay".
Ông Gokhale, người đã đến Bắc Kinh vào 21/4/2019, cũng dự kiến sẽ có cuộc hội đàm chi tiết với Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu vào ngày 22/4/2019.
Ông Vương Nghị cho biết, Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có thị trường mới nổi, là nước láng giềng và "đối tác chiến lược của nhau".
“Theo nghĩa đó, điều quan trọng là hai nước phải hợp tác để tăng cường truyền thông chiến lược, tăng cường niềm tin chính trị, và tăng cường hợp tác chiến lược về các vấn đề quốc tế và khu vực. Và các cuộc tham vấn thường xuyên với phía Trung Quốc là kịp thời và quan trọng".
Một trong những vấn đề được dự đoán sẽ diễn ra trong cuộc thảo luận vòng này là Trung Quốc tiếp tục tìm cách ngăn cản việc liệt kê thủ lĩnh JeM Azhar vào danh sách khủng bố toàn cầu của Liên hợp quốc.
Sau vụ tấn công khủng bố Pulwama, Trung Quốc lần thứ tư chặn đưa Azhar vào nghị quyết 1267 của Liên hợp quốc đệ trình bởi Mỹ, Anh, Pháp tại Ủy ban Chống khủng bố. Đó là hành động kỹ thuật đầu tiên được đưa ra sau Hội nghị Thượng đỉnh Vũ Hán, Trung Quốc.
Ngoài ra, Ấn Độ tiếp tục có những bảo lưu mạnh mẽ để tham gia Sáng kiến Vành đai, Con đường (BRI) của Trung Quốc do sự phản đối với Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC) do nó đi ngang qua vùng lãnh thổ Kashmir do Pakistan chiếm đóng.
Cả hai vấn đề đã trở thành nhân tố kích thích lớn trong mối quan hệ song phương.
Để chống lại sự khống chế kỹ thuật của Trung Quốc trong Ủy ban 1267, Mỹ, Anh và Pháp đã đưa vấn đề Azhar lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (UNSC), điều mà Bắc Kinh kiên quyết phản đối, và cho rằng cần phải giải quyết ở Ủy ban 1267.
Trung Quốc cũng cho biết, vấn đề này đã chuyển sang hướng giải quyết và cáo buộc Mỹ phá hoại cách giải quyết của họ.
Chuyến thăm của ông Gokhale cũng trùng với việc Trung Quốc tổ chức sự kiện quốc tế lớn nhất, Diễn đàn Vành đai, Con đường (BRF) lần thứ hai vào tuần tới để giới thiệu các dự án BRI.
Giống như BRF đầu tiên được tổ chức vào năm 2017, Ấn Độ được cho là không tham dự diễn đàn lần thứ hai được tổ chức từ ngày 25-27/4/2019.
Ngày 19/4/2019, Ngoại trưởng Vương Nghị cho biết, sự khác biệt về BRI sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc, và Trung Quốc đang chuẩn bị cho một cuộc họp Thượng đỉnh kiểu Vũ Hán trong năm nay.
Ông Vương Nghị cũng cho biết, CPEC là một dự án kinh tế và không liên quan gì đến các vấn đề chủ quyền.
"Một trong những khác biệt giữa chúng tôi là cách nhìn nhận về BRI. Phía Ấn Độ có mối quan tâm của họ. Chúng tôi hiểu điều đó, và đó là lý do tại sao chúng tôi đã tuyên bố rõ ràng trong nhiều trường hợp rằng, BRI bao gồm CPEC chỉ là một sáng kiến kinh tế và nó không nhắm vào bất kỳ quốc gia thứ ba nào, và không liên quan gì đến tranh chấp chủ quyền và lãnh thổ còn lại từ lịch sử giữa hai quốc gia".
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Ấn Độ, Trump và chủ nghĩa đa phương
Tin tức 09:00 15-11-2024
Ấn Độ và nhiệm kỳ thứ hai của Trump
Tin tức 02:00 14-11-2024
Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Tin tức 10:00 08-11-2024