Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Ấn Độ, Manohar Parrikar, sẽ tới thăm Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ quốc phòng giữa hai nước
Vài ngày sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ, Barack Obama, tới Việt Nam, Ấn Độ đã cử một phái đoàn công nghiệp quốc phòng cấp cao đến Việt Nam, quốc gia láng giềng chiến lược của Trung Quốc.
Chuyến đi được thực hiện trong bối cảnh Ấn Độ đang xem xét việc tăng cường hợp tác quân sự với Việt Nam để ứng phó với Trung Quốc đang ngày càng gia tăng các hoạt động quân sự ở Ấn Độ Dương với sự hỗ trợ từ căn cứ hải quân ở đảo Hải Nam, nơi tiếp giáp với Việt Nam.
Các quan chức Ấn Độ đã tiết lộ, Bộ Quốc phòng nước này đang trong quá trình lựa chọn, đánh giá các yêu cầu hợp tác sản xuất và phát triển từ phía Việt Nam. Điểm chung trong nền tảng quốc phòng giữa Việt Nam và Ấn Độ là cả hai đều hầu hết sử dụng các trang thiết bị vũ khí có nguồn gốc xuất xứ từ Nga, trong đó bao gồm cả tàu ngầm và tàu khu trục.
Ấn Độ cũng xác định Việt Nam là một quốc gia Ấn Độ có thể xuất khẩu vũ khí mà không có rào cản nào, ngay cả đối với các hệ thống tên lửa tiên tiến như BrahMos. Động thái này xuất phát từ việc các công ty vũ khí Trung Quốc tăng sự hiện diện của họ trong khu vực lân cận của Ấn Độ, bao gồm cả việc bán tàu ngầm cho Pakistan và bán vũ khí cho Sri Lanka và Bangladesh.
Phái đoàn chính thức có thể bao gồm 15 đại diện thuộc các khu vực tư nhân đến từ các công ty như L & T, Tata và Reliance Defence cùng các đơn vị thuộc khu vực nhà nước như BrahMos. Tuy nhiên, việc lựa chọn cuối cùng sẽ do Bộ trưởng Parrikar quyết định. Ông cũng sẽ tới thăm Singapore để tham gia Đối thoại Shangri La trong chuyến công du lần này của mình.
Các nhà phân tích quốc phòng cho rằng, việc tăng cường xuất khẩu cho Việt Nam sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp của Ấn Độ. Theo ông Ankur Gupta, chuyên gia thuộc công ty Tư vấn toàn cầu Ernst and Young, đề xuất cung cấp 4 tàu tuần tra của GRSE cho Việt Nam sẽ là những công cụ đối ngoại quan trọng của New Delhi trong khu vực. Tên lửa Brahmos cũng có thể là một sản phẩm xuất khẩu khả thi. Và khi những đề xuất này được phê duyệt sẽ thúc đẩy các hoạt động thương mại trong chiến dịch “Make in India” của Ấn Độ.
Sự thay đổi chính sách một cách hợp lý đã thúc đẩy Ấn Độ có thể xuất khẩu các trang thiết bị vũ khí dễ dàng hơn. Ngoài ra, Ấn Độ cũng đang thực hiện một chiến lược xuất khẩu quốc phòng với việc sử dụng ngoại giao như một công cụ chính để xuất khẩu, bao gồm cả việc cấp hạn mức tín dụng cho các quốc gia nước ngoài thân thiện mua trang thiết bị quân sự. ngoài việc xuất khẩu các trang thiết bị vũ khí.
(Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ dịch)
Nguồn: http://economictimes.indiatimes.com/news/defence/manohar-parrikar-to-take-along-defence-industry-delegation-to-vietnam-with-aim-to-boost-military-relations/articleshow/52473954.cms
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Ấn Độ, Trump và chủ nghĩa đa phương
Tin tức 09:00 15-11-2024
Ấn Độ và nhiệm kỳ thứ hai của Trump
Tin tức 02:00 14-11-2024
Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Tin tức 10:00 08-11-2024