Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ từ chối gặp người đồng cấp phía Mỹ

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ từ chối gặp người đồng cấp phía Mỹ

Bà Nirmala Sitharaman dự kiến sẽ có chuyến viếng thăm Lầu Năm Góc và có cuộc đàm phán song phương với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis vào ngày 6/7/2018.

04:02 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Sau khi hoãn cuộc đối thoại “2 + 2” vì "lý do không thể tránh khỏi", phía Hoa Kỳ đề nghị tiếp đón Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Nirmala Sitharaman ở Washington DC trong tuần đầu tiên của tháng 7/2018, phù hợp với kế hoạch ban đầu, nhưng lời đề nghị đã bị Ấn Độ từ chối.

Ấn Độ cho rằng, việc chấp nhận lời đề nghị đó sẽ phá vỡ mục đích của cuộc đối thoại “2 + 2”, trong đó bao gồm các cuộc gặp đồng thời giữa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ, và Quốc vụ khanh Ngoại giao và Bộ trưởng Quốc phòng từ phía Mỹ.

Theo kế hoạch ban đầu, bà Sitharaman dự kiến sẽ có chuyến viếng thăm Lầu Năm Góc và có cuộc đàm phán song phương với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis vào ngày 6/7/2018. Sau khi Ngoại trưởng Mỹ Michael Pompeo không thể tham dự, Bộ Quốc phòng Mỹ đề nghị bà Sitharaman tiếp tục chuyến thăm theo lịch trình, nhưng Chính phủ Ấn Độ “muốn giữ nguyên định dạng” và từ chối lời đề nghị.

Hiện tại không có thông báo nào về lịch trình mới cho cuộc đối thoại 2 + 2 mặc dù theo dự kiến sẽ được tổ chức tại New Delhi.

Cuộc đối thoại ban đầu được công bố vào tháng 8/2017 sau cuộc điện thoại giữa Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Mỹ Donald Trump, với trọng tâm là “tăng cường hợp tác chiến lược, an ninh và quốc phòng”. Ngày 27/6/2018, ông Pompeo đã trao đổi với bà Swaraj để  “bày tỏ sự hối tiếc và thất vọng sâu sắc về việc Mỹ phải hoãn cuộc đối thoại 2 + 2 vì những lý do không thể tránh khỏi”.

Khi cuộc đối thoại trước đây đã bị trì hoãn từ thời điểm dự kiến vào tháng 4/2018, sau khi Tổng thống Mỹ Trump sa thải ông Rex Tillerson, Mỹ cũng đưa ra lời đề nghị tương tự với bà Sitharaman, và đề nghị đó đã bị phía New Delhi từ chối.

Trong khi đó, các nguồn tin chính thức của Mỹ nói với tờ The Indian Express rằng, việc hoãn “2 + 2” không liên quan đến các vấn đề song phương. Đồng thời từ chối xác nhận lý do cho sự trì hoãn là sự tiếp xúc của Mỹ đối với Bắc Triều Tiên. Theo các nguồn tin, nguyên nhân là vì "Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã được yêu cầu một chuyến đi khẩn cấp".

Các nguồn tin cũng cho biết, “việc trì hoãn không liên quan đến bất kỳ chính sách nào”, và cố gắng xua tan quan điểm cho rằng, sự trì hoãn có liên quan đến việc Ấn Độ nhập khẩu dầu thô từ Iran hoặc việc mua hệ thống tên lửa S-400 từ Nga.

Các kế hoạch mua hệ thống tên lửa của Nga đã khiến Mỹ quan tâm, và Quốc hội Mỹ đang thảo luận các dự luật nhằm vào thực thể quốc phòng của Nga, và có thể bao gồm cả các nước nhận viện trợ. Hệ thống tên lửa S-400 của Nga thuộc loại thiết bị mục tiêu nằm trong dự luật Ứng phó với các kẻ thù của nước Mỹ thông qua đạo luật trùng phạt (CAATSA).

Sau khi Tổng thống Mỹ D.Trump quyết định tháo dỡ các biện pháp trừng phạt đối với Iran theo thỏa thuận hạt nhân năm 2015, Mỹ đã yêu cầu Ấn Độ và Trung Quốc ngừng tất cả nhập khẩu dầu của Iran trước ngày 4/11 hoặc bị trừng phạt. Ấn Độ chưa chính thức đáp ứng yêu cầu của Mỹ, mặc dù dự kiến sẽ giảm nhập khẩu dầu từ Iran.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://indianexpress.com/article/india/after-22-delay-india-declines-us-offer-to-host-nirmala-sitharaman-5239482/

Nguồn:

Cùng chuyên mục