Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Các nhà lập pháp Mỹ kêu gọi Chính quyền Trump không chấm dứt các đặc quyền thương mại của Ấn Độ

Các nhà lập pháp Mỹ kêu gọi Chính quyền Trump không chấm dứt các đặc quyền thương mại của Ấn Độ

Ngày 03/5/2019, 24 thành viên Quốc hội Mỹ đã gửi thư tới Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer, kêu gọi ông không chấm dứt nhượng bộ thương mại quan trọng đối với Ấn Độ, một ngày trước khi Chính quyền Trump có thể công bố quyết định về điều này.

06:25 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Các nhà lập pháp cho biết, trong lá thư lưỡng đảng do Dân biểu Đảng Dân Chủ Jim Himes của bang Connecticut viết rằng, việc chấm dứt Hệ thống Ưu đãi phổ quát (GSP), cho phép miễn thuế nhập khẩu lên tới 5,6 tỷ USD từ quốc gia Nam Á này, sẽ trưng thu "hàng trăm triệu USD hàng năm tiền thuế mới" cho các công ty Mỹ.

Lá thư viết rằng: “Trước đây, ngay cả những sụt giảm tạm thời về lợi ích như vậy đã khiến các công ty sa thải công nhân, cắt giảm lương và lợi ích, và trì hoãn hoặc hủy bỏ các khoản đầu tư tạo ra việc làm ở Mỹ”. Họ kêu gọi chính quyền tiếp tục đàm phán một thỏa thuận với Ấn Độ sẽ bảo vệ việc làm của nước Mỹ.

Một quyết định loại bỏ đặc quyền thương mại được đưa ra khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ cắt giảm thâm hụt thương mại của Mỹ và liên tục kêu gọi Ấn Độ áp dụng mức thuế cao.

Ấn Độ là nước thụ hưởng GSP lớn nhất thế giới, lịch sử của nó bắt đầu từ những năm 1970, và chấm dứt ưu đãi này không chỉ là hành động trừng phạt mạnh mẽ nhất đối với Ấn Độ kể từ khi ông Trump nhậm chức, mà còn mở ra một mặt trận mới trong cuộc chiến thương mại toàn cầu.

Theo một nguồn tin cao cấp có kiến thức trực tiếp về vấn đề này, việc loại bỏ GSP có khả năng gây ra trả đũa thuế quan từ New Delhi. Tháng 6/2018, Ấn Độ cho biết sẽ tăng thuế nhập khẩu từ 20% đến 120% đối với một loạt mặt hàng nông sản, sản phẩm thép và sắt của Mỹ, vì Washington từ chối miễn thuế thép và nhôm mới.

Nguồn tin cho biết thêm rằng, nhưng Ấn Độ đã liên tục trì hoãn việc áp dụng mức thuế cao hơn - một động thái có thể được thực hiện nếu rút GSP.

Ấn Độ đang hy vọng quyết định chấm dứt đặc quyền thương mại bị trì hoãn và Chính quyền Trump sẵn sàng cho các cuộc đàm phán tiếp theo. Vào tháng 4/2019, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa John Cornyn và Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Mark Warner, đồng chủ tịch nhóm nghị sĩ quốc hội về vấn đề Ấn Độ, đã thúc giục Đại diện Thương mại Lighthizer trì hoãn việc thông qua kế hoạch này.

Ấn Độ đã gửi một gói thương mại liệt kê các nhượng bộ mà họ sẵn sàng thực hiện cho USTR vào cuối tháng 2/2019 nhưng chưa nhận được thông tin.

Nguồn tin cho biết, "Họ thường rất nhanh nhạy nên việc họ không trả lời gói thương mại đã được gửi đi là rất bất thường".

Quyết định loại bỏ GSP cũng không đúng lúc vì điều này diễn ra giữa cuộc bầu cử ở Ấn Độ, cản trở khả năng đàm phán của nước này hơn nữa.

Mặc dù có mối quan hệ chính trị chặt chẽ giữa hai nước, thương mại giữa Ấn Độ và Mỹ đứng ở mức 126 tỷ USD trong năm 2017, con số này chiếm gần một phần tư tiềm năng giữa hai nước.

Quan hệ thương mại bị ảnh hưởng trong vài tháng qua sau khi Ấn Độ áp dụng các quy tắc mới về thương mại điện tử nhằm kiểm soát cách thức triển khai nghiệp vụ của các công ty của Mỹ như Amazon và Walmart tại Ấn Độ.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://www.ndtv.com/india-news/us-lawmakers-urge-trump-administration-not-to-end-indias-trade-privileges-2032701

Nguồn:

Cùng chuyên mục