Chiến lược chống khủng bố và cải cách đa phương là chương trình nghị sự hàng đầu trong nhiệm kỳ chủ tịch BRICS của Ấn Độ
Kế hoạch hành động chống khủng bố sẽ đứng hàng đầu trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 13 do New Delhi đăng cai tổ chức trong năm nay. Mọi con mắt sẽ đổ dồn vào Trung Quốc vốn thường cố gắng che chắn cho đồng minh Pakistan và một số nhóm có hoạt động và trụ sở tại Pakistan. Sự cố chấp của Trung Quốc thường gây khó khăn cho việc xác định các hoạt động khủng bố tại các diễn đàn quốc tế khác nhau. Có thể hồi tưởng lại một chút rằng, sau các cuộc đàm phán đầy thách thức, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc mới liệt kê ra một số lãnh đạo các tổ chức khủng bố ở Pakistan. Tuy nhiên, Ấn Độ sẽ nỗ lực hết sức để xây dựng một chương trình nghị sự chống khủng bố mạnh mẽ cho BRICS dựa trên những thành tựu của nhiệm kỳ Chủ tịch BRICS 2019 dưới thời Brazil và chủ tịch BRICS 2020 dưới thời Nga.
Chiến lược Chống khủng bố của BRICS được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh năm 2020 đã thúc đẩy Trung Quốc hành động một cách hiệu quả xuyên biên giới thay vì che chắn cho Islamabad, điều này nhằm tăng cường nhu cầu lâu dài của Ấn Độ về một mặt trận thống nhất chống lại mối đe dọa. Kế hoạch hành động dự kiến sẽ được thông qua trong Hội nghị thượng đỉnh năm 2021 sẽ được dựa trên chiến lược năm ngoái. BRICS hoạt động dựa trên sự đồng thuận và không giống như nhiều tổ chức toàn cầu khác, nhóm này có một cơ chế phân phối cụ thể bao gồm ngân hàng và cơ chế giải ngân tài chính cho các dự án phát triển.
Chiến lược chống khủng bố mà Trung Quốc cũng là một bên kêu gọi 'bác bỏ các tiêu chuẩn kép về chống khủng bố và chủ nghĩa cực đoan có lợi cho khủng bố'. Có thể nhớ lại rằng, mặc dù Trung Quốc đã có hành động cứng rắn với chủ nghĩa khủng bố trên lãnh thổ của mình, nhưng lại thường bảo vệ cho Pakistan trong các nỗ lực của các tổ chức quốc tế có các hành động cứng rắn đối với việc Pakistan sử dụng khủng bố như một công cụ chính sách nhà nước. Cơ cấu Chống khủng bố Khu vực SCO hoặc RATS cũng không ảnh hưởng đến chính sách của Trung Quốc đối với Pakistan, vốn thường được dẫn dắt bởi các lợi ích địa chính trị của nước này ở Nam Á. Tại Hội nghị cấp cao năm 2020, tại Hội nghị thượng đỉnh đã quyết định tổ chức Nhóm công tác chống khủng bố của BRICS để tăng cường hợp tác và chia sẻ thông tin tình báo về các tổ chức khủng bố do Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệt kê.
Chiến lược Chống khủng bố của BRICS cũng kêu gọi không được phép sử dụng các nhóm khủng bố hoặc các vấn đề liên quan đến chống khủng bố quốc tế và chủ nghĩa cực đoan có lợi cho chủ nghĩa khủng bố vì mục tiêu chính trị. Các quốc gia BRICS cũng quyết định tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hỗ trợ pháp lý và dẫn độ, phù hợp với luật pháp và quy định của các nước thành viên, để có biện pháp hỗ trợ rộng rãi nhất liên quan đến điều tra hoặc tố tụng hình sự chống lại những kẻ khủng bố.
Chiến lược này cũng kêu gọi mở rộng hợp tác chống khủng bố giữa BRICS và Liên hợp quốc, cũng như nhóm G-20 và FATF. Bên cạnh việc chống khủng bố, cải cách hệ thống đa phương dựa trên quan điểm chính của New Delhi về chủ nghĩa đa phương sẽ là một trong những ưu tiên của Ấn Độ trong nhiệm kỳ Chủ tịch BRICS. Điều này bao gồm cải cách các tổ chức toàn cầu quan trọng như WTO, WHO và các cơ quan tài chính khác. Ấn Độ cũng sẽ cố gắng thúc đẩy các giải pháp công nghệ kỹ thuật số cho các mục tiêu phát triển bền vững và hợp tác giao lưu nhân dân như là một phần trong nhiệm kỳ Chủ tịch BRICS.
Ấn Độ cũng sẽ cố gắng thúc đẩy hợp tác để tăng trưởng và phát triển kinh tế vì sự thịnh vượng chung thông qua việc mở rộng hợp tác tron khối BRICS trong các lĩnh vực như thương mại, nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lượng, tài chính và ngân hàng. Ấn Độ sẽ tập trung vào việc sử dụng các giải pháp công nghệ và kỹ thuật số để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững ở các nước BRICS với trọng tâm đặc biệt: Thực hiện Chiến lược Đối tác kinh tế BRICS 2020-25; Vận hành nền tảng nghiên cứu nông nghiệp BRICS; Hợp tác về khả năng phòng chống thiên tai; Hợp tác đổi mới và y tế kỹ thuật số, y học cổ truyền.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Ấn Độ thắt chặt các biện pháp chống ô nhiễm không khí
Tin tức 03:00 01-12-2024
Học giả Ấn Độ ấn tượng với thành tựu phát triển của Việt Nam
Tin tức 10:00 12-12-2024
Bất chấp sóng gió, quan chức Ấn Độ thăm Bangladesh
Tin tức 10:00 09-12-2024
Ấn Độ khẳng định cam kết về quan hệ chiến lược với Nga
Tin tức 09:00 12-12-2024