Chính phủ Ấn Độ phê duyệt thiết lập 7 khu công nghệ dệt với tổng kinh phí 44,45 tỉ Rupee (592 triệu USD)
Với mục tiêu hiện thực hóa tầm nhìn của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi về việc xây dựng Ấn Độ tự cường và xác định vị thế của Ấn Độ trên bản đồ dệt may toàn cầu, Chính phủ Ấn Độ đã phê duyệt việc thành lập 7 công viên công nghệ MITRA như đã công bố trong Ngân sách Ấn Độ năm 2021-2022.
Công viên MITRA được truyền cảm hứng từ tầm nhìn 5F của Thủ tướng Ấn Độ. Công thức 5F bao gồm: từ trang trại đến sợi; sợi đến nhà máy; nhà máy đến sản xuất thời trang; thời trang đến nước ngoài. Tầm nhìn tổng hợp này sẽ giúp thúc đẩy hơn nữa tốc độ tăng trưởng của ngành dệt may trong nền kinh tế Ấn Độ. Không một quốc gia cạnh tranh nào khác có một hệ sinh thái dệt may hoàn chỉnh như của Ấn Độ. Ấn Độ mạnh ở cả năm F.
7 khu công nghiệp siêu tích hợp dệt và may (MITRA) sẽ được thiết lập tại các địa điểm dự án xanh (Greenfield – dự án đầu tư mới) hoặc nâu (Brownfield – dự án sử dụng hạ tầng hiện có) nằm rải rác ở các bang. Chính phủ yêu cầu các bang sẵn sàng chuẩn bị mặt bằng có diện tích hơn 4 triệu mét vuông cùng với các cơ sở và hệ sinh thái liên quan đến dệt may để xây dựng khu công nghiệp.
Chính phủ Ấn Độ hỗ trợ vốn phát triển tối đa 5 tỉ rupee cho mỗi khu công nghiệp theo hình thức dự án xanh (Greenfield) và tối đa 2 tỉ rupee cho mỗi khu công nghiệp theo hình thức dự án nâu (Brownfield) để phát triển cơ sở hạ tầng chung (tương đuowng 30% chi phí dự án). Ngoài ra, Chính phủ Ấn Độ cấp thêm 3 tỉ rupee để hỗ trợ và khuyến khích quảng bá để sớm thành lập các đơn vị sản xuất hàng dệt trong các MITRA. Chính quyền bang sẽ hỗ trợ cung cấp 1.000 mẫu Anh (tương đương 4 triệu mét vuông) đất để phát triển khu công nghiệp đẳng cấp thế giới.
Khu công nghiệp dạng Greenfield sẽ được hỗ trợ Vốn Phát triển (GOI) bằng 30% Chi phí Dự án, và không quá 5 tủ rupee. Khu công nghiệp dạng Brownfield, sau khi đánh giá, sẽ được hỗ trợ Vốn Phát triển bằng 30% chi phí dự án cho cơ sở hạ tầng, các cơ sở hỗ trợ khác sẽ được giới hạn ở mức không vượt quá 2 tỉ rupee. Đây là một hình thức tài trợ lớn, để làm cho dự án trở nên hấp dẫn đối với sự tham gia của khu vực tư nhân.
Mỗi khu công nghiệp MITRA sẽ có các cơ sở hạ tầng sau:
1. Cơ sở hạ tầng cốt lõi: Trung tâm ươm tạo & cơ sở Plug & Play, Địa điểm nhà máy đã hoàn thiện, đường xá, hệ thống điện, nước và nước thải, nhà xử lý chung & CETP và các cơ sở liên quan khác như trung tâm thiết kế, trung tâm thử nghiệm, v.v.
2. Cơ sở hạ tầng hỗ trợ: Ký túc xá & nhà ở cho công nhân, khu vực khuôn viên hậu cần, kho bãi, cơ sở y tế, đào tạo & phát triển kỹ năng
Mỗi khu MITRA sẽ có 50% diện tích cho hoạt động sản xuất thuần túy, 20% diện tích cho các tiện ích và 10% diện tích cho phát triển thương mại. Các hợp phần chính dành cho Khu dệt may và công viên hàng may mặc chỉ chiếm 5-10% tổng diện tích.
Khu công nghiệp MITRA sẽ thuộc sở hữu của chính quyền bang và Chính phủ Ấn Độ theo Phương thức Đối tác hợp tác Công tư (PPP). Chủ đầu tư sẽ không chỉ phát triển khu công nghiệp mà còn duy trì khu công nghiệp trong suốt thời gian nhượng quyền. Việc lựa chọn bên quản lý siêu dự án này sẽ được thực hiện dựa trên các tiêu chí khách quan do chính quyền tiểu bang và chính quyền Trung ương cùng phát triển.
Chính quyền bang có đa số quyền sở hữu sẽ được nhận một phần hợp đồng cho thuê từ các khu công nghiệp phát triển và sẽ có thể sử dụng phần đó để mở rộng hơn nữa ngành dệt may trong khu vực bằng cách mở rộng thêm khu công nghiệp MITRA, cung cấp các sáng kiến phát triển kỹ năng và các biện pháp phúc lợi khác cho người lao động.
Chính phủ Ấn Độ cũng sẽ cung cấp một quỹ trị giá 3 tỉ rupee cho mỗi khu công nghiệp MITRA để khuyến khích các đơn vị sản xuất thành lập. Đây sẽ được gọi là vốn Hỗ trợ Khuyến khích Năng lực Cạnh tranh (CIS) và sẽ trả cho doanh nghiệp tối đa 3% doanh thu của một đơn vị mới thành lập tại MITRA. Sự hỗ trợ như vậy là rất quan trọng đối với một dự án mới đang được thành lập chưa thể hòa vốn và cần được hỗ trợ cho đến khi nó có thể mở rộng quy mô sản xuất và có khả năng duy trì lâu dài.
Cùng phát triển song hành với các đề án khác của chính phủ Trung ương và chính quyền bang, đề án này này sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành dệt may, giúp ngành đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô lớn hơn, và sẽ tạo ra cơ hội việc làm rất lớn cho hàng triệu người. Kế hoạch này sẽ giúp các công ty Ấn Độ trở thành nhà vô địch toàn cầu trong lĩnh vực dệt may.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Nguồn: https://www.narendramodi.in/
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Ấn Độ: Chứng khoán bùng nổ và cách bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ
Kinh tế 10:00 09-12-2024
Tập đoàn Vietravel mở rộng hoạt động tại Ấn Độ
Kinh tế 03:00 16-11-2024
Ấn Độ đạt kỷ lục trong xuất khẩu hàng hóa
Kinh tế 03:00 17-11-2024
Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo và những tác động
Kinh tế 02:00 28-10-2024