Đối thoại thương mại chiến lược Ấn Độ-Mỹ đầu tiên sẽ được tổ chức vào ngày 4-5 tháng 6
Nhằm mở rộng sự tham gia đa tầng nấc giữa hai nước, Ấn Độ và Mỹ sẽ tổ chức Đối thoại Thương mại Chiến lược lần đầu tiên vào ngày 4-5 tháng 6/2023 để thực hiện các kết quả của sáng kiến về Công nghệ quan trọng và mới nổi (iCET) bằng cách hợp lý hóa các biện pháp kiểm soát xuất khẩu, tăng cường thương mại công nghệ cao và tạo điều kiện chuyển giao công nghệ giữa hai nước.
Cuộc đối thoại iCET đầu tiên giữa Cố vấn An ninh quốc gia của hai nước diễn ra vào ngày 31 tháng 1, và quyết định tổ chức cuộc đối thoại thương mại chiến lược được đưa ra khi Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đến Ấn Độ để khởi động lại cuộc đối thoại thương mại song phương vào ngày 10 tháng 3.
Thứ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Vinay Kwatra sẽ tới Mỹ vào đầu tháng tới để gặp Thứ trưởng Thương mại Công nghiệp và An ninh Alan Estevez cho cuộc họp đối thoại thương mại chiến lược cũng như chuẩn bị những bước cuối cùng cho chuyến thăm ngày 22/6 của Thủ tướng Narendra Modi đến Mỹ.
Thủ tướng Modi dự kiến sẽ gặp Tổng thống Biden trong cuộc họp G-7 ngày 19-21/5 tại Nhật Bản, sau đó là trong hội nghị thượng đỉnh QUAD vào ngày 24/5 và hai nhà lãnh đạo sẽ gặp nhau tại Port Moresby ở Papua New Guinea vào ngày 22/5 như một phần của sự tham gia quan trọng của các quốc gia Viễn Thái Bình Dương. Trong khi Mỹ dự kiến sẽ mở rộng hợp tác quốc phòng với PNG để chống lại dấu ấn ngày càng tăng của an ninh Trung Quốc tại Quần đảo Solomon bên cạnh, Thủ tướng Modi sẽ mở rộng hạn mức tín dụng 100 triệu USD cho quốc đảo này như một phần trong cam kết toàn diện của Ấn Độ với vùng Viễn Thái Bình Dương.
Là một phần trong cam kết của Ấn Độ và Mỹ, đặc biệt là ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Thứ trưởng Kwatra dự kiến sẽ đảm bảo việc xoá bỏ tất cả các rào cản theo Quy định về buôn bán vũ khí quốc tế (ITAR) và Quy định quản lý xuất khẩu (EAR) để các công ty Mỹ tham gia liên doanh và sản xuất các hệ thống công nghệ cao như động cơ máy bay, công nghệ vũ khí và máy bay không người lái có vũ trang ở Ấn Độ.
Theo các nhà ngoại giao có trụ sở tại Washington và New Delhi, Mỹ dự kiến sẽ thông qua đơn đăng ký của General Electric để cùng sản xuất động cơ phản lực F-414 ở Ấn Độ cho Tejas Mark II trước chuyến thăm của Thủ tướng Modi tới Mỹ. Công ty quốc phòng GE của Mỹ cũng đang thảo luận với các đối tác phụ trợ ở EU để chuyển việc sản xuất động cơ F-414 sang Ấn Độ. Mỹ cũng sẵn sàng cung cấp máy bay không người lái có vũ trang cho Ấn Độ để chống lại mối đe dọa từ máy bay không người lái có vũ trang của Trung Quốc dọc theo LAC.
Ngoài việc khởi động một nhịp cầu đổi mới kết nối các công ty khởi nghiệp quốc phòng của Ấn Độ và Mỹ, Ấn Độ cũng đang tìm kiếm công nghệ tình báo, giám sát và trinh sát (ISR) của Mỹỳ để tăng cường nhận thức về lĩnh vực hàng hải (MDA - maritime domain awareness) ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, hai nước đang tích cực hợp tác trong việc thiết lập chuỗi cung ứng chất bán dẫn có khả năng phục hồi ở Ấn Độ trước mối đe dọa quân sự của Trung Quốc đối với Đài Loan và ngành công nghiệp bán dẫn có trụ sở tại đó.
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Ấn Độ và Anh nối lại đàm phán FTA vào năm 2025
Kinh tế 03:00 20-11-2024
Ấn Độ và Mexico: Đầu tư, thương mại và những con đường hợp tác
Kinh tế 10:00 30-10-2024
Rào cản ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế ở Ấn Độ
Kinh tế 10:00 26-08-2024
Vietnam Airlines, Innovation India seal MoU for collaboration
Kinh tế 10:00 31-07-2024