Giới thiệu phần 1 chương 4 cuốn sách India Way
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ trân trọng giới thiệu bản dịch phần 1 chương 4 cuốn sách Cách làm của Ấn Độ: Những chiến lược trong một thế giới bất định (India Way: Strategies for an Uncertain world), của tác giả S. Jaishankar, Ngoại trưởng Ấn Độ. Cuốn sách được xuất bản năm 2020.
Chương 4: Tín điều của Delhi (Phần 1)
Albert Einstein được biết đến nhiều nhất với thuyết tương đối. Nếu ông chọn theo nghiệp khoa học chính trị, dễ có thể ông sẽ nổi tiếng với lý thuyết tâm thần. Định nghĩa của Einstein về trạng thái tâm thần là làm đi làm lại cùng một việc và mong đợi những kết quả khác nhau. Một ví dụ của lý thuyết đó là làm một điều giống nhau trong các tình huống khác nhau, và sau đó mong đợi kết quả giống nhau. Điều quan trọng là chúng ta cần nhận ra vào một thời điểm nhất định trong nền chính trị thế giới, nhiều niềm tin chúng ta có lâu nay đã không còn đúng nữa. Nếu thế giới khác đi, chúng ta cần thay đổi suy nghĩ, đối thoại và hành động tương ứng với sự thay đổi đó. Chỉ nhắc lại quá khứ không chắc sẽ giúp ích cho việc chuẩn bị cho tương lai.
Thế giới không chỉ khác biệt mà cấu trúc của trật tự quốc tế đang trải qua một sự biến đổi sâu sắc. Chủ nghĩa dân tộc của Mỹ, sự trỗi dậy của Trung Quốc, câu chuyện về Brexit và sự tái cân bằng của nền kinh tế toàn cầu thường được coi là những ví dụ điển hình nhất về sự thay đổi. Trên thực tế, hiện tượng này còn lan tỏa hơn rất nhiều so với những hình ảnh minh họa. Chúng ta đã thấy sự trở lại của các đế chế cũ như Nga, Iran hay Thổ Nhĩ Kỳ nhờ năng lượng và ảnh hưởng lớn hơn trong khu vực của họ. Tây Á đang trong quá trình ấp ủ hy vọng, ngay cả theo các tiêu chuẩn đặc biệt không ổn định đặc trưng của vùng. Vị trí trung tâm của ASEAN đối với châu Á không còn như trước đây. Các xu hướng nhân khẩu học và kinh tế ở châu Phi đang mang lại cho châu lục này sức hút lớn hơn. Nam Mỹ một lần nữa là đấu trường cho những ý tưởng mới.
Nhưng chúng ta cũng đang nói những chuyện vượt ra khỏi phạm vi khu vực địa lý và chính trị chính thống. Những gì làm nên quyền lực và xác định vị thế quốc gia không còn như xưa nữa. Công nghệ, kết nối và thương mại là trọng tâm của các cuộc cạnh tranh mới. Trong một thế giới bị ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn, cạnh tranh phải được tiến hành theo cách thông minh hơn. Các cộng đồng toàn cầu cũng tranh luận nhiều hơn khi chủ nghĩa đa phương suy yếu. Ngay cả biến đổi khí hậu cũng là một yếu tố, góp phần vào địa chính trị bằng việc mở ra một lối đi tới các chủ đề liên quan tới Bắc Cực. Và đại dịch COVID-19 là cơn ác mộng vượt quá mọi dự đoán. Nói tóm lại, chúng ta chưa từng bao giờ trải qua sự thay đổi quy mô lớn và sâu sắc như hiện nay.
Nếu bối cảnh ngày nay có vẻ rất khác, thì các đối tác quan trọng của Ấn Độ cũng thay đổi nhiều như vậy. Mức độ liên quan của Mỹ hoặc Trung Quốc đến Ấn Độ nhiều hơn bao giờ hết. Mối quan hệ với Nga vẫn duy trì ổn định dù có nhiều mâu thuẫn. Nhưng đó là ngoại lệ, không phải là quy luật. Nhật Bản hiện đã trở thành một nhân tố quan trọng đường đi của Ấn Độ. Việc tái khám phá châu Âu cũng đang được tiến hành, và Pháp hiện là một đối tác chiến lược quan trọng. Vùng Vịnh đã được kết nối một cách cực kỳ hiệu quả. ASEAN đã phát triển gần gũi hơn, và mức độ liên quan của Úc rõ ràng hơn. Rõ ràng là chúng ta phát triển mối quan hệ rộng hơn với các quốc gia lân cận. Châu Phi là trọng tâm của hỗ trợ phát triển và mở các Đại sứ quán mới. Và rõ ràng là từ các hoạt động ngoại giao, phạm vi tiếp cận của Ấn Độ mở rộng từ Nam Mỹ và Caribe đến Nam Thái Bình Dương và Baltics. Gần hơn, chúng ta đã đầu tư lớn chưa từng có vào các nước láng giềng và đang gặt hái những thành quả đầu tiên của những khoản đầu tư này. Tổng hợp lại, quy mô và cường độ của sự tham gia toàn cầu của Ấn Độ đã khác rất nhiều so với chỉ vài năm trước đây.
Khi các vấn đề và các mối quan hệ thay đổi, các cuộc tranh luận cũng they đổi theo. Vì vậy, lưu ý đầu tiên là đừng bị ám ảnh về tính nhất quán, bởi vì nó chẳng có ý nghĩa gì trong những hoàn cảnh thay đổi. Chắc chắn có những thứ bất biến, nhưng không đến mức nâng chúng lên thành những khái niệm bất biến vĩnh viễn. Ngược lại, chỉ khi nhận ra sự thay đổi, chúng ta mới có thể khai thác các cơ hội. Việc theo đuổi có mục đích vì lợi ích quốc gia trong việc thay đổi các động lực toàn cầu có thể không dễ dàng; nhưng nó phải được thực hiện. Định kiến không thể được phép cản đường chúng ta. Và trở ngại thực sự cho sự trỗi dậy của Ấn Độ không phải là những rào cản của thế giới, mà chính là những giáo điều của Delhi, tức là những giáo điều từ trong chính nội bộ của chúng ta. Khả năng ứng phó với nhiều tình huống là một phần trong năng lực phát triển của bất kỳ quốc gia nào. Nhưng hầu hết các tác nhân của sự thay đổi đều gặp phải “sự khôn ngoan” của những người thủ cựu, hay những tranh luận bất tận của những ý kiến khác chiều. Ở Ấn Độ, chúng ta gặp phải nỗi ám ảnh về từ ngữ và văn bản. Hình thức và quy trình thường được coi là quan trọng hơn kết quả. May mắn thay, nền chính trị dễ thay đổi ngày nay rất hữu ích trong việc thách thức các thực tiễn theo kiểu truyền thống trong quá khứ và làm tan những câu chuyện đóng băng, mà vẫn tính đến các yếu tố ổn định của chính sách. Ấn Độ đang nỗ lực bền bỉ mở rộng không gian và các lựa chọn. Bản thân nỗ lực đó không phải là mục đích, nhưng nó bảo đảm mang lại sự thịnh vượng hơn ở trong nước, hòa bình trên biên giới, bảo vệ người dân của chúng ta và tăng cường ảnh hưởng của Ấn Độ ở nước ngoài.
Rõ ràng, để thực hiện ngay cả những mục tiêu thường xuyên, chiến lược quốc gia của Ấn Độ không thể tĩnh trong một thế giới đang phát triển. Chúng ta biết rõ điều đó, khi đã chứng kiến thế giới chuyển từ lưỡng cực sang đơn cực và bây giờ là đa cực. Nhưng những thay đổi trong chiến lược cũng cần phục vụ cho những năng lực, tham vọng và trách nhiệm lớn hơn, và hơn hết là khi hoàn cảnh đã thay đổi. Khi tiếp cận một thế giới đang chuyển đổi như vậy, chúng ta phải nhận ra rằng các giả định cần được xem xét lại và các tính toán được sửa đổi thường xuyên. Để làm được điều đó, việc đánh giá chính xác lịch sử gần đây là điều cần thiết. Bản thân việc học từ lịch sử có thể khuyến khích việc áp dụng bài học lịch sử vào thực tế, thay vì áp dụng một cách máy móc các học thuyết và khái niệm.
Các bằng chứng ủng hộ mạnh mẽ quan điểm rằng Ấn Độ đã nâng cao lợi ích một cách hiệu quả khi đánh giá nghiêm túc các yếu tố địa chính trị đương đại. Và thậm chí Ấn Độ không ngần ngại đoạn tuyệt với quá khứ nếu tình huống bắt buộc phải làm như vậy. Chiến tranh Bangladesh năm 1971, tái định vị kinh tế và chính trị năm 1992, các vụ thử hạt nhân năm 1998, hay thỏa thuận hạt nhân Ấn-Mỹ năm 2005 là những ví dụ điển hình. Thật vậy, chỉ nhờ một loạt các thay đổi, Ấn Độ mới có thể đưa ra những quyết định có lợi cho đất nước. Ngược lại, việc theo đuổi một lộ trình rõ ràng nhất quán bất chấp hoàn cảnh thay đổi thường khiến đất nước đánh mất lợi ích cốt lõi. Ví dụ như trường hợp giao chiến với Trung Quốc trong những năm 1950, là một phần của những cuộc xung đột hậu thuộc địa,khắc sâu sự khác biệt chính trị ngày càng rõ nét trong tranh chấp biên giới và sự phức tạp ở lãnh thổ Tây Tạng. Kinh nghiệm với Pakistan cũng tương tự, mặc dù quốc gia này có nhiều biểu hiện của chủ nghĩa khủng bố. Ở một mức độ nào đó, đây là một cuộc tranh luận về chủ nghĩa hiện thực và an ninh. Cần có cuộc tổng rà soát các chính sách và hoạt động để không gây bất lợi cho chính sách đối ngoại của Ấn Độ.
Lịch sử Ấn Độ có những khoảnh khắc đen tối như thất bại năm 1962 trước Trung Quốc. Hoặc những cuộc chiến căng thẳng như cuộc chiến năm 1965 với Pakistan cho đến giờ vẫn bất phân thắng bại. Và những chiến thắng lẫy lừng hơn, chẳng hạn như chiến thắng năm 1971 tạo nên Bangladesh. Đã có đủ ví dụ về sự chia tách lãnh thổ trong quá khứ của Ấn Độ để tạo ra cuộc tranh luận sôi nổi về thành công và thất bại. Việc nhận định sai về địa chính trị và kinh tế cho đến năm 1991 trái ngược với các chính sách cải cách ngay sau đó. Hai thập kỷ do dự về hạt nhân đã kết thúc với các vụ thử năm 1998. Việc không có phản ứng đối với vụ đánh bom tại Mumbai 26/11/2008 rất khác so với vụ đánh bom nhằm vào lực lượng binh sĩ tại Uri (2016) và lực lượng cảnh sát tại Balakot (2019).
Cho dù đó là sự kiện đơn lẻ hay nhiều sự kiện tạo thành xu hướng, tất cả chúng đều mang lại bài học cần thiết. Nếu chúng ta nhìn lại hành trình của đất nước Ấn Độ độc lập, để phát triển về năng lực và ảnh hưởng của Ấn Độ, không thể lờ đi những cơ hội và thiếu sót đã bỏ lỡ. Những kế hoạch đề ra mà không được thực hiện thường có thể là một bài học, một sự dằn vặt của nội tâm trung thực. Một chính quyền nghiêm túc trong việc cải thiện bản thân không nên thu mình lại trước những bài học như vậy.
Chính sách đối ngoại của Ấn Độ đã phát triển như thế nào kể từ khi giành độc lập? Để hiểu được, tốt nhất là nên chia thành sáu giai đoạn, mỗi giai đoạn có cách phản ứng với một môi trường chiến lược toàn cầu khác nhau. Giai đoạn đầu tiên, từ năm 1946 đến năm 1962, có thể được coi là một kỷ nguyên lạc quan không liên kết. Bối cảnh của nó là một thế giới lưỡng cực, với các khối do Mỹ và Liên Xô lãnh đạo. Mục tiêu của Ấn Độ là chống lại sự ràng buộc của các lựa chọn và sự pha loãng năng lực tự chủ khi nước này trong quá trình tái thiết nền kinh tế và củng cố tính toàn vẹn lãnh thổ. Mục tiêu song song của Ấn Độ, với tư cách là quốc gia đầu tiên trong số các quốc gia phi thực dân hóa, là dẫn dắt châu Á và châu Phi trong công cuộc tìm kiếm trật tự thế giới công bằng hơn. Đây là thời kỳ hoàng kim của phong trào không liên kết, với hội nghị tại Bandung và Belgrade là biểu tượng đỉnh cao của sự đoàn kết của Thế giới thứ ba. Giai đoạn này cũng chứng kiến hoạt động ngoại giao đầy năng lượng của Ấn Độ từ Hàn Quốc và Việt Nam đến Suez và Hungary. Trong vài năm, vị trí của Ấn Độ trên trường thế giới dường như đã được đảm bảo. Cuộc xung đột năm 1962 với Trung Quốc không chỉ kết thúc thời kỳ này mà còn gây tổn hại đáng kể đến vị thế của Ấn Độ.
Giai đoạn thứ hai, từ năm 1962 đến năm 1971, là một thập kỷ của chủ nghĩa hiện thực và phục hồi. Ấn Độ đã có những lựa chọn thực dụng hơn đối với các thách thức an ninh và chính trị và giải quyết tình trạng khan hiếm nguồn lực. Ấn Độ nhìn xa hơn trong chính sách không liên kết vì lợi ích an ninh quốc gia, và đi đến kết luận Ấn Độ đang chưa hiểu rõ Mỹ về mặt quốc phòng vào năm 1964. Những áp lực từ bên ngoài đối với khu vực Kashmir, đặc biệt là từ Mỹ và Anh, đã tăng lên trong giai đoạn dễ bị tổn thương này. Bối cảnh toàn cầu vẫn mang tính lưỡng cực, nhưng giờ đây đã chứng kiến sự xuất hiện của sự hợp tác hạn chế giữa Mỹ và Liên Xô. Nam Á tình cờ là một khu vực hội tụ đặc biệt và ngoại giao Ấn Độ phải đối đầu cùng lúc với các siêu cường, như đã xảy ra vào năm 1966 tại Tashkent. Đó cũng là thời kỳ mà các thách thức trong nước đặc biệt gay gắt, từ bất ổn chính trị đến khó khăn kinh tế. Nhưng điều quan trọng là mặc dù mức độ căng thẳng cao hơn, Ấn Độ đã trải qua một giai đoạn lo lắng nhưng không có thiệt hại lớn.
Giai đoạn thứ ba, từ năm 1971 đến năm 1991, là một trong những giai đoạn Ấn Độ khẳng định vị thế cao hơn trong khu vực. Bắt đầu bằng việc phá bỏ quyết định đóng băng mối quan hệ Ấn Độ-Pakistan, thông qua việc thành lập Bangladesh, nhưng rồi kết thúc bằng sự thất bại của khối liên minh Ấn Độ-Pakistan ở Sri Lanka. Bức tranh toàn cảnh đã có hình dạng khác, đặc biệt là sự tái hợp tác Trung-Mỹ năm 1971 đã làm thay đổi cục diện chiến lược. Hiệp ước Ấn-Xô và việc áp dụng nhiều quan điểm thân Liên Xô hơn trong các vấn đề quốc tế là cách Ấn Độ chọn phe. Đó là giai đoạn đặc biệt phức tạp vì trục Mỹ-Trung-Pakistan ra đời vào thời điểm này, đe dọa nghiêm trọng đến triển vọng của Ấn Độ. Mặc dù có nhiều hậu quả lâu dài từ nó, nhưng sự thay đổi trong vị thế của Ấn Độ lại phát sinh nhiều hơn từ các yếu tố khác. Sự sụp đổ của Liên Xô, đồng minh thân cận của họ, và cuộc khủng hoảng kinh tế không hồi kết vào năm 1991 đã buộc Ấn Độ phải nhìn lại những điểm cơ bản trong cả chính sách đối nội và đối ngoại.
Sự tan rã của Liên Xô và sự xuất hiện của thế giới đơn cực là đặc điểm của giai đoạn thứ tư. Nó khiến chúng ta phải suy nghĩ lại triệt để về một loạt các vấn đề. Và nó chuyển trọng tâm sang bảo vệ quyền tự chủ chiến lược. Nếu Ấn Độ mở cửa kinh tế hơn với thế giới, thì điều này thể hiện rõ trong các ưu tiên và cách tiếp cận ngoại giao mới. Chính sách Hướng Đông là điển hình cho việc thay đổi cách tiếp cận của Ấn Độ đối với các vấn đề thế giới, đồng thời cũng chứng kiến những điều chỉnh trong quan điểm của nước này đối với Israel.
Đây là thời kỳ mà Ấn Độ tiếp cận để can dự với Mỹ một cách mạnh mẽ hơn để bảo vệ quyền lợi của đất nước trong các lĩnh vực quan trọng. Nhiệm vụ giành quyền tự chủ chiến lược này đặc biệt tập trung vào việc đảm bảo lựa chọn vũ khí hạt nhân, nhưng cũng có thể nhìn thấy trong các cuộc đàm phán thương mại. Những chính sách đó tạo tiền đề cho Ấn Độ chuyển đổi số ở mức độ sâu sắc từ đầu thế kỷ XXI. Sau năm 1998, Ấn Độ đã trở thành cường quốc vũ khí hạt nhân, đã chống lại chủ nghĩa phiêu lưu quân sự của Pakistan lần nữa tại Kargil vào năm 1999, tạo ra mức tăng trưởng kinh tế đủ để được toàn cầu quan tâm và có thể quản lý tốt mối quan hệ với Mỹ, quốc gia chuyển trọng tâm sang những diễn biến ở châu Á và giải quyết hậu quả của chủ nghĩa chính thống Hồi giáo.
Môi trường cạnh tranh hơn đã mở ra nhiều cơ hội mới cho Ấn Độ, đặc biệt là khi Mỹ gặp khó khăn trong việc duy trì mức độ đơn cực như cũ. Kết quả là, Ấn Độ đã phát hiện ra những lợi ích khi hợp tác với nhiều cường quốc trong nhiều vấn đề khác nhau. Giai đoạn thứ năm là giai đoạn mà Ấn Độ dần dần có được các thuộc tính của một quốc gia có khả năng cân bằng nước lớn. Mức độ liên quan của Ấn Độ với thế giới tăng lên, cũng như khả năng Ấn Độ quyết định kết quả của sự hợp tác. Nó được phản ánh trong thỏa thuận hạt nhân Ấn Độ - Mỹ cũng như sự hiểu biết tốt hơn với phương Tây. Đồng thời, Ấn Độ cũng có thể đưa ra mục tiêu chung với Trung Quốc về biến đổi khí hậu và thương mại, củng cố quan hệ với Nga đồng thời giúp đưa BRICS trở thành một diễn đàn lớn. Ở một khía cạnh nào đó, đây lại là một thời kỳ nhiều cơ hội để Ấn Độ đã xoay chuyển tình thế và giành vị thế mới trên toàn cầu.
Một số diễn biến đã kết hợp với nhau để thay đổi các tính toán vào năm 2014, năm bắt đầu giai đoạn thứ sáu. Trung Quốc đã thu thập được nhiều động lực hơn và các điều khoản cam kết mà nước này đưa ra với thế giới dần ngừng lại. Cân bằng nước lớn là cần thiết trong giai đoạn chuyển đổi và do đó, chắc chắn sẽ nhu cầu cân bằng các nước lớn sẽ giảm thiểu khi các quốc gia xác định rõ vị thế. Ở một thái cực khác, khả năng dẫn dắt của Mỹ có vẻ không chắc chắn. Hạn chế về nguồn lực của Mỹ càng trở nên trầm trọng hơn vì tâm lý ngại rủi ro do hậu quả của cuộc chiến tranh Iraq. Tuyên bố rút quân khỏi Afghanistan và Mỹ thể hiện sự trầm lắng ngày càng tăng ở châu Á-Thái Bình Dương là tín hiệu cho thấy tiềm ẩn nhiều vấn đề. Về phần mình, châu Âu ngày càng hướng vào các vấn đề bên trong khối, và thuyết bất khả tri chính trị của châu Âu sẽ phải trả giá. Những nỗ lực của Nhật Bản để đạt được tiếng nói lớn hơn chỉ tiếp tục diễn ra dần dần. Toàn bộ tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và sự tái cân bằng kinh tế toàn cầu cũng khiến Nhật Bản cảm nhận theo nhiều cách khác nhau. Khi thế giới chứng kiến sự phân tán quyền lực rộng hơn và các phương trình cục bộ hóa nhiều hơn, rõ ràng là hiện nay Ấn Độ đã ảnh hưởng sâu sắc đến tính đa cực của thế giới. Rõ ràng, điều này đòi hỏi một cách tiếp cận rất khác so với thực hành chính trị với một nhóm ít các quốc gia thống trị.
Đối mặt với những diễn biến này và đánh giá tình trạng của các chế độ và liên minh toàn cầu, Ấn Độ đã chọn chuyển sang ngoại giao năng động hơn. Ấn Độ nhận ra rằng giờ đây Ấn Độ đang bước vào một thế giới hội tụ và dàn xếp dựa trên từng vấn đề. Nhận thức này đi kèm với ý thức ngày càng tăng về khả năng của chính Ấn Độ. Những gì Ấn Độ thấu hiểu không chỉ là những hạn chế của các nước khác, mà còn là những kỳ vọng mà thế giới mong đợi ở Ấn Độ. Việc Ấn Độ nổi lên trong số các nền kinh tế lớn trên thế giới là một yếu tố, mặc dù phải thừa nhận là yếu tố quan trọng nhất. Sự liên quan giữa năng lực của Ấn Độ trong nền công nghệ toàn cầu là một yếu tố khác, có khả năng sẽ phát triển hơn nữa. Khả năng Ấn Độ gánh vác những trách nhiệm lớn hơn vào thời điểm mà thế giới đang miễn cưỡng hơn cũng là điều hiển nhiên. Quan trọng không kém là mong muốn định hình các cuộc đàm phán toàn cầu quan trọng, ví dụ như ở hội nghị Paris về biến đổi khí hậu. Việc đầu tư nhiều nguồn lực hơn vào quan hệ đối tác phát triển với các nước phía đang phát triển ở nam địa cầu cũng đáng chú ý. Và không kém phần quan trọng là cách Ấn Độ tiếp cận khu vực láng giền và vùng láng giềng mở rộng đã tạo được tiếng vang xa.
Mỗi giai đoạn trong số sáu giai đoạn đều có những lúc thăng trầm. Kết thúc của một diễn biến này có thể là bắt đầu của diễn biến khác. Chiến tranh Bangladesh năm 1971 hay các vụ thử hạt nhân năm 1998 là điển hình của thời điểm tích cực. Nhưng những thời điểm tiêu cực có lẽ trực tiếp gây ra những thay đổi đáng kể. Vụ việc năm 1962 Ấn Độ chống lại Trung Quốc là một ví dụ. Sự kết hợp của các sự kiện đa dạng như Chiến tranh vùng Vịnh, sự tan rã của Liên Xô, kinh tế đình trệ và bất ổn trong nước đến cùng lúc vào năm 1991 là một nguyên nhân khác. Vì vậy, mặc dù không giáo điều duy trì kiểu tư duy trong quá khứ, nhưng điều quan trọng là không được bác bỏ quá khứ. Đây là điều quan trọng cần đánh giá cao là luôn có sự thay đổi và liên tục trong chính sách của Ấn Độ. Về mặt khái niệm, mỗi thời kỳ có thể được hình dung là một lớp phủ trên thời kỳ trước đó, thay vì phủ định hoặc ngoại suy. Do đó, tư duy độc lập thúc đẩy sự không liên kết và bảo vệ các lợi ích chiến lược của Ấn Độ ngày nay có thể được thể hiện tốt hơn trong nhiều quan hệ đối tác.
70 năm chính sách đối ngoại của Cộng hòa Ấn Độ chắc chắn mang lại rất nhiều bài học, đặc biệt là khi chúng ta nhìn về chặng đường đầy thử thách phía trước. Chúng trải dài trên một phạm vi rộng, cả về thời gian và kết quả. Một bản đánh giá công tâm về hiệu suất của chính sách sẽ cần lưu ý rằng, trong khi một số đối thủ cạnh tranh đã làm tốt hơn, thì bản thân Ấn Độ cũng không quá tệ. Vượt qua nhiều thách thức, Ấn Độ đã củng cố sự thống nhất và toàn vẹn của quốc gia. Điều đó không phải tự nhiên mà có, lưu ý rằng một số xã hội đa dạng khác như Liên Xô và Nam Tư đã không làm được điều này. Một nền kinh tế hiện đại với năng lực công nghiệp đã được phát triển theo thời gian, ngay cả nông nghiệp Ấn Độ cũng giảm phụ thuộc vào thiên nhiên. Khả năng chuẩn bị quốc phòng đã được cải thiện và một trong những thành tựu quan trọng của ngoại giao là cho phép tiếp cận nhiều nguồn thiết bị và công nghệ.
Tuy nhiên, có một thực tế là ngay cả sau bảy thập kỷ độc lập, nhiều đoạn biên giới của Ấn Độ vẫn còn bất ổn. Trong lĩnh vực kinh tế, Ấn Độ có thể đạt kết quả tốt khi so với chính Ấn Độ trong quá khứ. Nhưng khó có thể so sánh với tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc hay Đông Nam Á. Vì vậy, điều thực sự quan trọng là nhận thức sâu sắc về hiệu suất của chính Ấn Độ. Cần đánh giá năng lực phát triển, nhưng công bằng mà nói, nên đặt trong bối cảnh thời đại.
Nền độc lập giành và giữ bằng máu là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình phát triển chính sách của Ấn Độ. Có lẽ tôi nên bắt đầu từ việc kể lại từ đầu, thế nào là không liên kết. Trước cuộc xung đột năm 1962, Ấn Độ nỗ lực giành được những điều tốt nhất từ hai phe của Chiến tranh Lạnh. Ấn Độ đã thành công trong việc nhận hỗ trợ kinh tế và lương thực từ phương Tây, đồng thời tìm kiếm sự hợp tác trong công nghiệp hóa từ khối Liên Xô. Để đáp ứng nhu cầu an ninh, Ấn Độ đã tiếp cận cả hai phe và có một số thành công, cuối cùng Ấn Độ nhận được sự hỗ trợ nâng cao năng lực từ Liên Xô.
Trung Quốc cũng cố gắng để được như vậy bằng nhiều cách, mặc dù với tham vọng lớn hơn, và ít nhất quán hơn. Thật vậy, sự ổn định của một bên trái ngược với sự bất ổn của bên kia. Câu hỏi mở chưa có lời giải là: liệu một nước có thể áp dụng cách tiếp cận của nước kia hay không; có lẽ nó còn tùy vào đặc điểm của từng nước. Chọn con đường ở giữa không chỉ là một lựa chọn chính sách cho Ấn Độ mà còn phản ánh các lực kéo trái ngược nhau. Với phương Tây, Ấn Độ bị ràng buộc bởi một mạng lưới rộng lớn các liên kết kinh tế, xã hội và chính trị thời hậu thuộc địa; nhưng áp lực của Chiến tranh Lạnh đã ngăn cản sự gần gũi quá mức. Với Liên Xô, mô hình kinh tế kế hoạch và khát vọng công nghiệp hóa đã tạo ra sự nồng ấm trong hợp tác, giúp hai bên vượt qua sự khác biệt trong niềm tin chính trị đa nguyên. Khi Ấn Độ thực hiện nhiệm vụ tăng cường hội nhập, cả hai phe trong Chiến tranh Lạnh đều phục vụ lợi ích của Ấn Độ ở những thời điểm khác nhau. Quan trọng nhất là sự hợp tác đã giúp mở rộng không gian chính trị của Ấn Độ vào thời điểm mà một số lượng lớn các quốc gia đang giành lại tự do. Điều này cho phép Ấn Độ có cơ hội lãnh đạo và củng cố mối quan hệ với các nước ủng hộ Ấn Độ, đồng thời xây dựng thương hiệu quốc gia trong suốt những năm 1950.
Các khái niệm không phải lúc nào cũng dễ chuyển thành chính sách, lợi ích và kết quả. Các quy tắc cũng cần điều chỉnh. Sự can dự của Ấn Độ với phương Tây mang nặng tính lấy châu Âu làm trọng tâm và không đáp ứng đầy đủ cho vị thế mới của Mỹ. Điều này trái ngược với sự kiên định nuôi dưỡng siêu cường mới của giới tinh hoa Pakistan. Sự khác biệt của Mỹ trên trường toàn cầu lớn hơn cũng giúp củng cố sự ủng hộ của Mỹ đối với Pakistan, đến mức cuối cùng quốc gia đó đã đạt được vị trí vượt trội về mặt chiến thuật vào năm 1965. Mặt khác, sự cởi mở chính trị với Liên Xô đã mang lại thu hoạch sớm, bao gồm cả sự hỗ trợ trong LHQ về vấn đề Jammu và Kashmir. Cần nhiều thời gian hơn nữa mởi có thể giải mật các khía cạnh quốc phòng trong các diễn biến sự kiện. Nhưng mối liên kết ý thức hệ của Liên Xô với Trung Quốc vẫn tiếp tục ngay cả khi đang bị căng thẳng, do đó hạn chế vai trò của can thiệp của Liên Xô trong các diễn biến năm 1962.
Vị thế không liên kết cũng tác động đến sự cân bằng song phương-đa phương của ngoại giao Ấn Độ. Việc xây dựng vị thế toàn cầu đôi khi phải trả giá bằng những lợi ích quốc gia nhỏ hơn. Cuối cùng, cuộc tập trận nhằm gia tăng ảnh hưởng quốc tế đã kết thúc như một sự chuyển hướng chết người. Cam kết của những người đóng vai trò quan trọng đối với nhiệm vụ của Liên hợp quốc vào năm 1960 trong chuyến thăm của Nehru tới Pakistan và một lần nữa vào năm 1962 khi mặt trận với Trung Quốc xấu đi đã nói lên nhiều điều về các ưu tiên của Ấn Độ. Tất nhiên, thời điểm của sự thật là cuộc xung đột năm 1962. Cả quá trình chuẩn bị và tiến hành thực tế đều khẳng định sự hiểu biết chưa đầy đủ của Ấn Độ về các cường quốc.
Chúng ta có xu hướng cho rằng các sự kiện trong giai đoạn trước năm 1962 là do các yếu tố lịch sử để lại. Trên thực tế, câu chuyện về “sự phản bội” chỉ là cái cớ để giảm nhẹ trách nhiệm đối với một thảm họa chính sách ở các cấp cao nhất. Nó bắt nguồn sâu xa đến mức ác cảm với Trung Quốc sau đó đã cản trở quá trình phân tích khách quan về quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc trong thời kỳ này. Không phụ thuộc vào việc biện minh cho các yêu sách về ranh giới lãnh thổ, có một số vấn đề cần được giải quyết trong bối cảnh Ấn Độ có vị thế lớn hơn so với Trung Quốc.
Đã có một cuộc tranh luận thực sự trong hệ thống Ấn Độ rằng liệu sau cuộc di chuyển của Trung Quốc vào Tây Tạng năm 1950, Ấn Độ có nên bắt đầu các bước để chính thức công nhận những nơi đã trở thành biên giới chung hay không. Đây không phải là một vấn đề hoàn toàn mang tính giả thuyết vì những đề xuất nghiêm túc nhằm mục tiêu này đã được đưa ra bởi các nhà hoạch định chính sách cấp cao. Bức thư nổi tiếng của Sardar Patel gửi Thủ tướng Nehru là một phần của những diễn ngôn như vậy trong nội bộ lãnh đạo cấp cao. Tuy nhiên, với mong muốn tránh xích mích ngay lập tức, quyết định được đưa ra là hoãn các cuộc công nhận chính thức về đường biên như vậy. Vào thời điểm đó, Trung Quốc bị cô lập hơn về mặt quốc tế và lập trường của chính họ đối với Tây Tạng đã không còn cứng rắn như sau năm 1959. Ngoài ra, còn xuất hiện xu hướng trì hoãn trong các vấn đề khó. Việc tránh những lựa chọn khó khăn cũng đúng đối với vấn đề hạt nhân. Suy nghĩ tương tự đã dẫn đến sự tham gia hạn chế của giới lãnh đạo quân đội trong việc ra quyết định trong cuộc xung đột năm 1962. Thay vào đó, khi có dấu hiệu thất bại đầu tiên, Ấn Độ đã tìm đến những nước khác để được tư vấn và hỗ trợ.
Trong suốt cả thập kỷ từ năm 1962, Ấn Độ đã rất khó mới giành lại một phần đất. Trong nước, Ấn Độ tìm cách vượt qua cú sốc thất bại và chống lại việc nhượng bộ lãnh thổ cho Pakistan ở Jammu và Kashmir như cái giá phải trả cho sự trợ giúp của phương Tây. Bất ổn chính trị, bao gồm cả việc tìm kiếm nhân sự kế cận, làm tăng thêm tình trạng kiệt quệ kinh tế vì mùa màng thất bát do không có mưa. Một số cuộc kích động chính trị trong nước, từ Tamil Nadu đến Punjab, làm giảm đi sự ổn định đạt được trong những năm đầu độc lập. Ấn Độ bước vào “thập kỷ nguy hiểm”. Thế giới vẫn ở thế lưỡng cực nhưng hai siêu cường hiện có lợi ích chung trong việc đối phó với Trung Quốc. Đáng chú ý, Ấn Độ là một trong những trọng tâm chính của nỗ lực chung này. Trong khi mặt trận Trung Quốc vẫn tương đối ổn định đối với Ấn Độ, đặc biệt là do Trung Quốc phải quay về với các vấn đề trong nội bộ vì bước vào cuộc Cách mạng Văn hóa, thì mặt trận với Pakistan ngày càng trở nên nguy hiểm, lên đến đỉnh điểm là cuộc xung đột năm 1965. Các siêu cường đã rất nỗ lực trong việc buộc Ấn Độ phải có một thỏa hiệp khó khăn tại Tashkent. Mỹ phải ứng phó với vấn đề kinh tế trầm trọng hơn và áp lực trong cuộc chiến ở Việt Nam. Trong khi Ấn Độ cũng chứng kiến việc Liên Xô đánh chiếm Pakistan, thể hiện quan điểm của các siêu cường về thực tế tiểu lục địa. Thời kỳ này nổi lên hai sự kiện phi thường là nguyên nhân và hậu quả của chủ nghĩa hiện thực.
Đầu tiên là quan hệ hợp tác Trung-Mỹ năm 1971, đạt được với sự tạo điều kiện thuận lợi của Pakistan, sự kiện này làm thay đổi cơ bản kịch bản chiến lược toàn cầu. Thứ hai là phản ứng của hai bên bị ảnh hưởng trực tiếp dưới hình thức một Hiệp ước Ấn-Xô. Đối với Ấn Độ, Hiệp ước này là sự thỏa hiệp giữa không liên kết và an ninh chiến lược. Các quyết định của các nhà lãnh đạo Pakistan cuối cùng dẫn đến xung đột với Ấn Độ. Đó là những ngày tháng quan trọng nhất trong chính sách ngoại giao quốc tế của Ấn Độ và khó dự đoán vì sao Ấn Độ thực hiện chính sách cứng rắn như vậy. Chúng ta sẽ không bao giờ biết vì sao. Thực tế là chiến thắng trong cuộc xung đột Bangladesh năm 1971 thể hiện sự phục hồi một phần những gì đã mất trong cuộc xung đột năm 1962. Quan trọng hơn, khi phá vỡ sự tương đồng với Pakistan, Ấn Độ đã mở ra một giai đoạn áp dụng chủ nghĩa khu vực mạnh mẽ hơn.
Trên thực tế, giai đoạn này đã đi ngược lại xu hướng trước năm 1962, và cần bản thân điều này cần được đánh giá cao hơn là chỉ nhìn vào kết quả của nó. Việc sẵn sàng mở rộng cuộc xung đột ban đầu ra ngoài Jammu và Kashmir vào năm 1965 là một ví dụ. Đây không phải là một kịch bản mà Pakistan đã chuẩn bị đầy đủ. Đối đầu với lực lượng Pakistan có vũ khí vượt trội là một điều khác. Trong cả hai năm 1965 và 1971, quân đội Ấn Độ đã có nhiều không gian hơn và tiếng nói có trọng lượng hơn hơn, dẫn đến kết quả tốt hơn trong cả hai năm này. Điều tương tự cũng diễn ra tại Nathu La năm 1967. Năm 1971, có nhiều chiến lược tốt hơn để chuẩn bị cho việc sử dụng vũ lực, bao gồm cả biện pháp triệt để vào thời điểm đó là ký kết hiệp ước với Liên Xô. Nếu có bài học từ hai giai đoạn này cho ngày nay, đó là cả sự hội nhập theo chiều ngang lớn hơn trong hệ thống an ninh quốc gia Ấn Độ và tư duy sẵn sàng ứng phó với thách thức không thể tránh khỏi. Giai đoạn tiếp theo, bắt đầu với kết quả quyết định trên chiến trường vào năm 1971. Bản thân việc chia cắt Pakistan đã để lại những hậu quả sâu sắc không thể nhanh chóng quên đi đối với phần còn lại của khu vực. Theo một cách ngoài ý muốn, những nỗ lực nửa vời của Mỹ và Trung Quốc nhằm hỗ trợ Pakistan trong cuộc xung đột chỉ làm tăng thêm uy tín của Ấn Độ. Tuy nhiên, bản chất của một cường quốc là dần dần mở rộng tầm nhìn, và đó chính xác là những gì Ấn Độ đã làm sau đó. Trong thời gian ngắn, đã có nỗ lực nhằm cải thiện quan hệ với Mỹ, dẫn đến chuyến thăm của Henry Kissinger tới Ấn Độ vào năm 1973. Bản thân Kissinger ý thức rõ hơn rằng chuyến đi nhằm khôi phục lại sự cân bằng sau các sự kiện năm 1971. Do đó, phản ứng của Mỹ trước các vụ thử hạt nhân năm 1974 của Ấn Độ là tỉnh táo một cách đáng ngạc nhiên. Khó khăn hơn đối với Ấn Độ là quyết định vào năm 1976, bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và cử đại sứ Ấn Độ quay lại Trung Quốc sau khoảng cách mười lăm năm. Cả hai đều có thể được coi là động thái mở rộng hoạt động của Ấn Độ. Việc mở rộng tầm nhìn cũng có thể nhìn thấy trong việc Ấn Độ nỗ lực tạo ra lựa chọn về siêu cường thứ ba, đó là châu Âu. Việc mua lại các tàu ngầm Jaguars, Mirages và HDW là bằng chứng của việc rủi ro này. Các chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ tới Mỹ vào năm 1982 và 1985 cũng như việc nối lại hợp tác quốc phòng, liên quan đến máy bay chiến đấu hạng nhẹ, là những dấu hiệu rõ ràng hơn. Với Trung Quốc, các cuộc đàm phán về ranh giới được tổng kết vào năm 1981 và đạt đến đỉnh điểm là các cuộc thảo luận cấp lãnh đạo vào năm 1988.
Tác động thực sự của việc nâng cao vị thế của Ấn Độ đã được cảm nhận rõ nhất ở các nước láng giềng với Ấn Độ. Thách thức quan trọng nhất là Pakistan, và vào năm 1972 tại Shimla, Ấn Độ chọn trở nên rộng lượng. Không phải là không có áp lực quốc tế, kể cả từ chính Liên Xô. Cũng có một mong muốn tự nhiên là định hướng đường lối chính trị Pakistan. Nhưng với những lá bài mà Ấn Độ nắm giữ, ngay cả những nhà quan sát đương thời cũng ngạc nhiên về kết quả. Phải mất một thời gian để những tác động tiêu cực bộc lộ ra ngoài, nhưng ngay cả khi chúng đã xảy ra, sự khẳng định lợi ích của Ấn Độ đã mạnh mẽ hơn so với trước đây. Một động thái quyết định trên sông băng Siachen đã giải quyết mối lo ngại ngày càng tăng. Với Sri Lanka, lo lắng về xung đột sắc tộc đã được tìm cách chuyển thành giải pháp do Ấn Độ đảm bảo. Nhưng sáng kiến không thành công là một vấn đề khác; nhưng chấp nhận hành động theo sáng kiến đòi hỏi năng lực không hề kém. Khi Maldives bị tấn công bởi lính đánh thuê, Ấn Độ đã chọn cách đối phó bằng cách gửi quân với sự tham vấn của các cường quốc khác. Cho dù đó là đối với Nam Á hay Trung Quốc, Ấn Độ đã chuyển sang bảo vệ công bằng của mình trong an ninh quốc gia. Một chiến dịch ngoại giao cũng được tiến hành nhằm hạn chế sự hiện diện của hải quân các nước ở Ấn Độ Dương. Bức tranh tổng thể hiện lên về sức mạnh bảo vệ lợi ích của khu vực ngày càng tăng, nhưng cũng có nhiều hy vọng hơn về việc khiến cho các nước láng giềng quan tâm hồi đáp nguyện vọng của Ấn Độ.
Điều này không có nghĩa là mọi thứ đã diễn ra theo cách Ấn Độ mong muốn trong suốt thời kỳ này. Vụ ám sát Sheikh Mujib ở Dhaka vào tháng 8 năm 1975 đã vô hiệu hóa đáng kể thành quả của năm 1971. Ảnh hưởng của Chiến tranh Lạnh cũng kết hợp với việc Pakistan huy động thế giới Hồi giáo để chống lại Ấn Độ ứng cử vào Hội đồng Bảo an năm 1975. Cuộc tấn công của Trung Quốc vào Việt Nam năm 1979 đã tạm thời ngăn chặn sự điều chỉnh trong chính sách của Ấn Độ và có lẽ làm giảm sự bất ổn nghiêm trọng. Việc Liên Xô chiếm đóng Afghanistan thậm chí còn phức tạp hơn vì nó mở ra một vòng hỗ trợ quân sự mới của Mỹ cho Pakistan. Thật vậy, vòng này đặc biệt tàn khốc vì mở đường cuộc hồi chủ nghĩa chính thống Hồi giáo. Sự hợp tác Trung-Pakistan vốn đã suy thoái khi Trung Quốc bận tâm đến Cách mạng Văn hóa cũng trở lại mạnh mẽ hơn. Ba yếu tố chính của hợp tác Trung-Pakistan là liên kết vật lý giữa hai quốc gia thông qua xa lộ Karakoram vào năm 1979, sự hợp tác mạnh mẽ về hạt nhân và tên lửa, và sự phối hợp trong các hoạt động ở Afghanistan. Tất cả chúng đều để lại hậu quả cho Ấn Độ đến tận hôm nay.
Trung Quốc quyết định thay đổi lập trường trong các cuộc đàm phán về ranh giới đối với khu vực phía đông Ấn Độ. Sự thù địch mới của Pakistan kết hợp với sự thù địch của phương Tây về vấn đề Afghanistan cũng tạo ra mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển bên ngoài của phong trào Khalistan. Ấn Độ mắc kẹt với sự hiện diện của Liên Xô ở Afghanistan, đây là một tình thế bất phân thắng bại trong mọi hoàn cảnh. Khi Liên Xô chịu áp lực cùng lúc với Ấn Độ, hai nước càng trở nên khăng khít với nhau hơn. Ban đầu Ấn Độ khai thác hiệu quả mâu thuẫn toàn cầu, nhưng hệ quả là kết thúc trong bế tắc.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Mahabharata cùng với Chí Tôn Ca
Giới thiệu sách 01:00 25-07-2024
Tầm nhìn triết học qua sách 'Tư tưởng Phật giáo'
Giới thiệu sách 01:00 16-08-2024
Chương 11 - Cuốn sách "Why Bharat Matters"
Giới thiệu sách 11:27 05-07-2024
Chương 10 - Cuốn sách "Why Bharat Matters"
Giới thiệu sách 07:00 15-06-2024
Chương 9 - Cuốn sách "Why Bharat Matters"
Giới thiệu sách 07:00 19-09-2024