Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Giới thiệu sách: “Ấn Độ tan vỡ: Một dân tộc bị phản bội, độc lập cho đến hiện tại”

Giới thiệu sách: “Ấn Độ tan vỡ: Một dân tộc bị phản bội, độc lập cho đến hiện tại”

Sẵn sàng trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới, Ấn Độ nỗ lực để cung cấp cho công dân của mình một nền kinh tế lành mạnh và một nền dân chủ hưng thịnh

11:04 04-03-2023 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Giới thiệu sách: “Ấn Độ tan vỡ: Một dân tộc bị phản bội, độc lập cho đến hiện tại”

India Is Broken: A People Betrayed, Independence to Today

Tác giả: Ashoka Mody là nhà sử học kinh tế tại Trường Quan hệ Quốc tế và Công vụ, Đại học Princeton, Mỹ. Trước đây, ông làm việc tại Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Khi các nhà lãnh đạo Ấn Độ lần đầu tiên nắm chính quyền vào năm 1947, họ đã tuyên bố những lý tưởng về sự thống nhất quốc gia và nền dân chủ thế tục. Trong nửa thế kỷ đầu xây dựng đất nước, các nhà lãnh đạo có thể đạt được những tiến bộ không đồng đều nhưng có thể đo lường được đối với các mục tiêu chính, và sau giữa những năm 1980, tình trạng nghèo đói nghiêm trọng đã giảm trong vài thập kỷ, và cổ vũ cho những tuyên bố chiến thắng. Nhưng ngày nay, đại đa số người Ấn Độ sống trong tình trạng thiếu việc làm và chìm trong khủng hoảng. Hàng hóa công — y tế, giáo dục, nước, và hệ thống tư pháp — đang ở trong tình trạng tồi tệ.

Ông Mody viết rằng, Ấn Độ bắt đầu hành trình hậu độc lập với tư cách là “một nền dân chủ bất khả thi” với các công dân, hầu hết là mù chữ và nghèo đói, khao khát tự do và thịnh vượng. Các thế hệ chính trị gia Ấn Độ—từ Jawaharlal Nehru, thủ tướng đầu tiên, đến Narendra Modi, thủ tướng hiện tại—đã “phản bội nguyện vọng kinh tế” của hàng triệu người. Nền dân chủ của Ấn Độ không còn bảo vệ các quyền và tự do cơ bản trong một quốc gia mà “bức màn bạo lực” đã phủ xuống. Niềm tin vào “bình đẳng, khoan dung và cùng tiến bộ” đã biến mất. Và sự sụp đổ của đất nước không chỉ là chính trị và kinh tế; mà cũng là đạo đức và tinh thần.

Với không nhiều điều quá mới lạ, nhưng “Ấn Độ tan vỡ” sẽ đóng vai trò là cuốn sách nhập môn hữu ích. Ông viết rằng, “thất bại cơ bản” của Ấn Độ là không có khả năng theo kịp nhu cầu việc làm của người dân. Ở một quốc gia có dân số sắp vượt qua Trung Quốc thì đây là một nhiệm vụ to lớn. “Thực tế nghiệt ngã” ngày nay là nền kinh tế cần tạo ra 200 triệu việc làm trong thập kỷ tới để sử dụng tất cả người Ấn Độ trong độ tuổi lao động.

Nhiệm vụ này gần như là bất khả thi, xét đến lịch sử phát triển kinh tế của Ấn Độ, với sự nhấn mạnh vào công nghiệp nặng và sự bỏ đối với sản xuất định hướng xuất khẩu, điều mà Hàn Quốc và Đài Loan, chưa kể đến Trung Quốc, đã tự nâng mức độ phúc lợi vật chất của mình, điều này vượt xa rất nhiều một Ấn Độ lôi thôi, thích tranh luận, kém hiệu quả, giáo dục kém. Thâm hụt việc làm cũng là vấn đề của những cơn ác mộng chính trị, vì theo cách nói của ông Mody, việc làm là “điểm tiếp xúc giữa kinh tế và sự bất mãn xã hội”.

Tuy vậy, trong một thế giới đang già đi, lợi tức nhân khẩu học của Ấn Độ được chính phủ của Thủ tướng Modi coi là con át chủ bài. Xét cho cùng, 52% dân số dưới 30 tuổi — có nghĩa là lực lượng lao động của Ấn Độ sẽ dồi dào ngay cả khi các nền kinh tế lớn khác đang thiếu người.

Nhưng lợi thế này đang trở thành một gánh nặng, tạo điều kiện cho một cuộc khủng hoảng chính trị xã hội. Khi sự lạc quan của những năm đầu độc lập bị các chính phủ nuôi dưỡng một hình thức chủ nghĩa xã hội giáo điều làm tiêu tan, thì những người Ấn Độ giận dữ chịu thiệt thòi về mặt vật chất và thất nghiệp—nổi lên như một nguyên mẫu chính trị. Dưới thời các chính phủ mang xu thế chủ nghĩa xã hội của Ấn Độ—đáng chú ý nhất là Nehru và Indira Gandhi—phương Tây được coi là kẻ thù không đội trời chung của Ấn Độ. Dưới thời ông Modi một người theo chủ nghĩa sô vanh (chauvinist) Ấn Độ giáo, thì người Ấn Độ theo đạo Hồi là vật tế thần.

Làm thế nào mà Ấn Độ chuyển từ chủ nghĩa xã hội của Nehru sang chủ nghĩa dân tộc dựa trên đức tin Ấn Độ giáo của ông Modi? Dòng chi lưu Ấn Độ giáo trong chính trị Ấn Độ đã có từ ít nhất một thế kỷ trước, nhưng họ bị gạt ra ngoài xu hướng bầu cử chính thống khi những người thuộc Đảng Quốc đại - tổ chức đã dẫn dắt Ấn Độ giành độc lập - vẫn giữ cho ý tưởng về tính hiện đại.

Ông Mody đã đúng khi chỉ ra rằng, khế ước của Ấn Độ với Đảng Quốc đại bắt đầu tan vỡ vào tháng 4 năm 1985, khi Tòa án Tối cao Ấn Độ ra phán quyết có lợi cho Shah Bano, một phụ nữ Hồi giáo 73 tuổi. Chồng cô đã ly dị cô theo cách truyền thống của người Hồi giáo. Tòa án thế tục, gây tranh cãi, đã bác bỏ luật sharia, cho đến lúc đó vẫn chi phối cuộc sống của người Hồi giáo Ấn Độ trong các vấn đề hôn nhân. Thay vào đó, người ta cho rằng Shah Bano được hưởng nhiều tiền cấp dưỡng như bất kỳ công dân không theo đạo Hồi nào của Ấn Độ. Các giáo sĩ Hồi giáo và các nhà lãnh đạo cộng đồng tự phong đã rất tức giận.

Rajiv Gandhi, thủ tướng trẻ của Ấn Độ, lẽ ra có thể chấp nhận phán quyết của Tòa án Tối cao. Ông có ưu thế đa số trong Quốc hội. Cá nhân ông là người theo chủ nghĩa tự do, đã được đào tạo tại Cambridge. Ông Mody viết: “Rajiv đồng cảm với quyết định của Tòa án Tối cao. Nhưng ông ấy quá ngây thơ. Đối mặt với những cuộc phản đối gay gắt từ các imam của Ấn Độ, ông đã giám sát việc thông qua luật khôi phục tính ưu việt của luật sharia trong các vấn đề cá nhân của người Hồi giáo.

Ông Mody viết rằng, điều này “đã khiến những người theo Ấn giáo nổi giận,” theo đó ông muốn nói đến số lượng ngày càng tăng của những người theo đường lối cứng rắn Ấn giáo đang kêu gào ủng hộ “Hindutva”, một hệ tư tưởng kêu gọi tính ưu việt của Ấn giáo trong việc điều hành Ấn Độ. Gần bốn thập kỷ sau, Đảng Bharatiya Janata lấy người theo đạo Hindu làm trung tâm của ông Modi có vẻ đã củng cố quyền lực như Đảng Quốc đại đã làm cách đây nhiều thập kỷ.

Một điểm yếu đáng chú ý trong phân tích của ông Mody là việc phủ nhận các chính sách kinh tế của Nehru và những người kế nhiệm là xã hội chủ nghĩa. Ông khẳng định, chủ nghĩa xã hội “có nghĩa là tạo ra cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người”, điều mà các nhà hoạch định chính sách của Ấn Độ đã không làm. Vì vậy, Ấn Độ không phải là xã hội chủ nghĩa.

Nếu những lời phản đối này gần như đáng cười, thì giải pháp của ông Mody cũng gây ra một số sự chế giễu. Ông nói, hy vọng cho Ấn Độ nằm ở việc biến nó sẽ trở thành một “nền dân chủ thực sự”. Và làm thế nào điều đó có thể được thực hiện? “Chúng ta phải chuyển sang trạng thái cân bằng trong đó mọi người đều mong đợi người khác trung thực.” Ông nói “sự cân bằng trung thực” này sẽ thúc đẩy đủ niềm tin để người Ấn Độ hợp tác với nhau “trong các nhiệm vụ lâu dài là tạo ra hàng hóa công cộng và thúc đẩy phát triển bền vững” và đánh thức “ý thức công dân”. Ông Mody, rõ ràng, có một giấc mơ, nhưng nó ngây thơ và ngô nghê.Vì thế, Ấn Độ sẽ tiếp tục bị “phá vỡ” trong nhiều năm tới.

 

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục