Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Giới thiệu sách “Chủ nghĩa khủng bố trong khu vực Ấn Độ Dương”

Giới thiệu sách “Chủ nghĩa khủng bố trong khu vực Ấn Độ Dương”

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ trân trọng giới thiệu cuốn sách “Chủ nghĩa khủng bố trong khu vực Ấn Độ Dương” – Terrorism in Indian Ocean Region, do Dhruv C Katoch làm chủ biên. Sách do India Foundation và Pentagon Press đồng xuất bản năm 2018.

11:20 13-02-2023 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ Dương là vùng biển lớn thứ ba thế giới, trong đó có các tuyến đường biển quan trọng, là huyết mạch nuôi sống một số nền kinh tế lớn nhất châu Á. Gần 80% lượng dầu thương mại trên biển của thế giới đi qua các điểm nút trên các tuyến đường biển này, trong đó 40% đi qua Eo biển Hormuz, 35% qua Eo biển Malacca và 8% qua Eo biển Bab el-Mandab. Điều này làm cho Ấn Độ Dương có tầm quan trọng vô cùng lớn.

Vành đai Ấn Độ Dương có 26 quốc gia ven biển và là nơi sinh sống của 2,3 tỷ người. Các quốc gia này cũng như vùng nội địa của từng quốc gia khác nhau về địa lý, dân số, văn hóa, cấu trúc chính trị và phát triển kinh tế. Nhưng tất cả đều bị ảnh hưởng bởi hiện tượng khủng bố và các vụ cướp biển ngày càng gia tăng trong và xung quanh vùng Sừng châu Phi. Ngày nay, phần lớn xung đột vũ trang của thế giới diễn ra trong khu vực Ấn Độ Dương.

Cuốn sách này tập hợp các bài tham luận tại Hội nghị Chống khủng bố lần thứ ba do Cơ quan nghiên cứu India Foundation và chính quyền bang Haryana đồng tổ chức (CTC 2017) với chủ đề là chủ nghĩa khủng bố ở Khu vực Ấn Độ Dương. Như trong hai hội nghị trước đó do Cơ quan nghiên cứu India Foundation tổ chức, CTC 2017 có sự tham gia của các nhà lãnh đạo chính trị và tư tưởng từ Ấn Độ và trên toàn thế giới để làm nổi bật các khía cạnh của chủ đề.

Cuốn sách nêu bật cách thức các quốc gia trên khắp khu vực đang đối phó với chủ nghĩa khủng bố. Các cách tiếp cận có thể khác nhau nhằm đạt được cùng một kết quả. Quan trọng nhất, điều thể hiện rõ ràng là thực tế khủng bố không còn được coi là vấn đề của bất kỳ quốc gia nào bị ảnh hưởng; vì sự lan rộng của chủ nghĩa khủng bố trên toàn cầu, quá trình đấu tranh chống khủng bố phải là một nỗ lực chung của khu vực và toàn cầu. Cuốn sách này phân tích thực trạng cực đoan hóa của các bộ phận dân số, các bước cần thiết để chống lại sự lây lan của khủng bố và giảm mức độ cực đoan. Chống lại tai họa của chủ nghĩa khủng bố chắc chắn phải là một nỗ lực thống nhất bao gồm nhiều mặt trận. Các quốc gia đang lợi dụng khủng bố như một công cụ của chính sách nhà nước sẽ cần phải giải quyết để loại bỏ chủ nghĩa này.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn:

Cùng chuyên mục