Giới thiệu sách: Lạm phát - Hành trình và giải pháp chống lạm phát ở Việt Nam
Lạm phát là một hiện tượng kinh tế phức tạp gắn liền với sự tăng lên đồng loạt của giá cả và sự mất giá của tiền tệ. Lạm phát mỗi lần xuất hiện đều mang theo một sức mạnh tàn phá tiềm ẩn, làm rối loạn nền kinh tế, làm phức tạp xã hội, làm giảm suốt mức sống của người dân và có thể nếu ở một mức nào đó thì lạm phát gây ra rối ren chính trị -xã hội. Cuốn sách cũng phân tích lạm phát và mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát nhằm đề ra các chính sách quản lý vĩ mô hợp lý bảo đảm tăng trưởng kinh tế cao, ổn định và lạm phát ở mức vừa phải. Cái mới của của cuốn sách là từ thực tiễn và lý luận được tổng hợp và đúc kết lại để đưa ra những nét phác hoạ cần thiết cho điều hành chính sách kinh tế vĩ mô: kiềm chế lạm phát, chống thiểu phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao vững chắc.
LỜI NÓI ĐẦU
Lạm phát là một hiện tượng kinh tế phức tạp gắn liền với sự tăng lên đồng loạt của giá cả và sự mất giá của tiền tệ. Nói đến lạm phát có thể có nhiều người có cảm giác như quen thuộc và cho rằng đây là vấn đề đã gặp. Tuy nhiên, mặc dù là vấn đề đã gặp nhưng khi gặp nó trở lại thì nhiều người cũng lại lúng túng và lo lắng. Lạm phát mỗi lần xuất hiện đều mang theo một sức mạnh tàn phá tiềm ẩn, làm rối loạn nền kinh tế, làm phức tạp xã hội, làm giảm suốt mức sống của người dân và có thể nếu ở một mức nào đó thì lạm phát gây ra rối ren chính trị -xã hội.
Lạm phát là một phạm trù kinh tế vĩ mô, chứa đựng nội hàm phức tạp. Lạm phát là một căn bệnh tiềm ẩn đối với các nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường, nó xuất hiện khi nền kinh tế chứa đựng các dấu hiệu mất cân đối, mất cân đối giữa cung -cầu hàng hoá, mất cân đối giữa cung-cầu tiền tệ v.v...Lạm phát là một vấn đề lớn, khó và phức tạp nên mỗi khi nó xuất hiện lại đòi hỏi nhiều tâm trí và sức lực của các nhà kinh tế, các nhà khoa học, các nhà chính trị và các nhà quản lý lao tâm, khổ trí nhằm tìm ra các giải pháp kiềm chế nó để tránh hậu quả do nó gây ra.
Ở Việt Nam, những tưởng lạm phát cao giai đoạn 1980-1990 và lạm phát từng bước được kiểm chế 1991-1995 đã đi vào dĩ vãng trong lịch sử phát triển kinh tế nước ta và từ đó đến nay nền kinh tế nước ta bước vào thời kỳ ổn định, hưng thịnh, mọi nghĩ suy không phải để lo chống lạm phát mà để đề ra các giải pháp, chính sách thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và ổn định. Tuy nhiên, suy nghĩ đó lại chưa phù hợp. Một lần nữa phải quay trở lại thực tế tìm giải pháp kiềm chế nguy cơ lạm phát đang tiềm ẩn.
Với kinh nghiệm và kiến thức từ thực tế của bản thân là người trực tiếp tham gia hoạch định chính sách chống lạm phát ở nước ta trong giai đoạn trước đây(1986-1997) và kinh nghiệm chống lạm phát tại Lào (1999-2000), tác giả thấy rằng cần biên soạn cuốn sách này nhằm cung cấp cho đông đảo bạn đọc, các nhà khoa học, các nhà kinh tế, các nhà quản lý và các nhà chính trị một lịch sử vẽ vang chống lạm phát của nước ta, những giải pháp quý báu chúng ta đã đề ra và đem lại thành công chống lạm phát trong các năm trước đây mà nếu không viết ra thì sẽ mãi mãi cất kỹ trong đống tài liệu chung. Những kiến thức và giải pháp trong cuốn sách này là những kết quả được kiểm nghiệm trong thực tế chống lạm phát khó khăn và gian khổ ở nước ta, kết quả của nó đã làm cho nền kinh tế nước ta ổn định, tăng trưởng cao và còn được bè bạn quốc tế đánh giá cao.
Cuốn sách này viết ra cũng nhằm cung cấp cho các nhà khoa học, các nhà kinh tế, các nhà quản lý và các nhà chính trị các giải pháp chúng ta đã áp dụng chống lạm phát thành công trong thời gian qua, nó vẫn rất cần thiết cho chống lạm phát trong giai đoạn hiện nay và có thể nó là cẩm nang cho việc chống lạm phát mỗi khi lạm phát tái phát.
Tác giả cuốn sách muốn cung cấp một tài liệu khoa học quan trọng và quý báu cho đông đảo sinh viên đại học, học viên cao học và nghiên cứu sinh tiến sỹ làm tài liệu học tập và nghiên cứu của mình. Hơn nữa, cuốn sách cũng mong muốn cung cấp cho đông đảo bạn đọc những thông tin, kiến thức, tài liệu và giải pháp về chống lạm phát, giúp cho bạn đọc vững tin hơn mỗi khi lạm phát tái diễn.
Cuốn sách cũng phân tích lạm phát và mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát nhằm đề ra các chính sách quản lý vĩ mô hợp lý bảo đảm tăng trưởng kinh tế cao, ổn định và lạm phát ở mức vừa phải. Tuy nhiên, viết về lạm phát là vấn đề đặc biệt gai góc và là công việc hết sức khó khăn do kinh nghiệm thế giới và trong nước rất đa dạng và không có qui luật chung. Nói đến tăng trưởng và lạm phát là đụng chạm đến tất cả các vấn đề kinh tế vĩ mô.
Cái mới của của cuốn sách là từ thực tiễn và lý luận được tổng hợp và đúc kết lại để đưa ra những nét phác hoạ cần thiết cho điều hành chính sách kinh tế vĩ mô: kiềm chế lạm phát, chống thiểu phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao vững chắc.
Tác giả nhận thấy lạm phát như một căn bệnh mà nguyên lý và các loại thuốc chữa cho một bệnh nào đó có thể có công thức với các loại thuốc nhất định, nhưng khi kê thuốc chữa bệnh cho một con bệnh cụ thể thì phải luôn điều chỉnh tuỳ thuộc vào các hoàn cảnh khác nhau (như mùa uống thuốc, thể trạng của con bệnh, tuổi tác và các loại bệnh khác đi kèm của con bệnh) nên thang thuốc phải có liều lượng khác nhau mới mong chửa khỏi bệnh.
Để có thang thuốc chung nhất giúp cho mọi nguời, mọi xã hội có thể chữa được căn bệnh của lạm phát đã thúc dục tác giả viết cuốn sách.
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Mahabharata cùng với Chí Tôn Ca
Giới thiệu sách 01:00 25-07-2024
Tầm nhìn triết học qua sách 'Tư tưởng Phật giáo'
Giới thiệu sách 01:00 16-08-2024
Chương 11 - Cuốn sách "Why Bharat Matters"
Giới thiệu sách 11:27 05-07-2024
Chương 10 - Cuốn sách "Why Bharat Matters"
Giới thiệu sách 07:00 15-06-2024
Chương 9 - Cuốn sách "Why Bharat Matters"
Giới thiệu sách 07:00 19-09-2024