Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Giới thiệu sách "Phật giáo tại Ấn Độ: Thách thức Bà La Môn Giáo và chế độ đẳng cấp

Giới thiệu sách "Phật giáo tại Ấn Độ: Thách thức Bà La Môn Giáo và chế độ đẳng cấp

Đây là một cuốn sách hấp dẫn về sự phát triển của Phật giáo, Bà La Môn giáo và chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ trong khoảng thời gian 2.500 năm. Cuốn sách là một cuộc khảo sát lịch sử Phật giáo Ấn Độ và cho thấy Phật giáo đã góp phần tham gia vào cuộc đấu tranh chống phân chia giai cấp ở Ấn Độ như thế nào trong khoảng thời gian này. Nó đã thách thức Bà La Môn giáo, hệ thống bóc lột chính của xã hội Ấn Độ truyền thống, và thay vào đó là nỗ lực xây dựng chủ nghĩa bình đẳng tôn giáo.

01:17 05-10-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Phật giáo tại Ấn Độ: Thách thức Bà La Môn Giáo và chế độ đẳng cấp

Tác giả: Gail Omvedt

Nhà xuất bản: SAGE

Số trang: 314 trang

Đây là một cuốn sách hấp dẫn về sự phát triển của Phật giáo, Bà La Môn giáo và chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ trong khoảng thời gian 2.500 năm. Cuốn sách là một cuộc khảo sát lịch sử Phật giáo Ấn Độ và cho thấy Phật giáo đã góp phần tham gia vào cuộc đấu tranh chống phân chia giai cấp ở Ấn Độ như thế nào trong khoảng thời gian này. Nó đã thách thức Bà La Môn giáo, hệ thống bóc lột chính của xã hội Ấn Độ truyền thống, và thay vào đó là nỗ lực xây dựng chủ nghĩa bình đẳng tôn giáo.

Lấy diễn giải Phật giáo của Tiến sĩ Ambedkar làm điểm khởi đầu, Tiến sĩ Gail Omvedt đã nghiên cứu cả hai nguồn kinh điển và văn học Phật giáo để tạo ra sức hút trên các khía cạnh lịch sử, xã hội, chính trị và triết học Phật giáo. Trong quá trình này, tác giả đưa ra thảo luận về một loạt những vấn đề quan trọng đang được quan tâm hiện nay.  Mặt khác, cuốn sách cung cung cấp một cách nhìn mới về nguồn gốc và sự phát triển của hệ thống đẳng cấp Ấn Độ. Cuốn sách hứa hẹn thu hút được một lượng lớn độc giả, những người quan tâm đến chính thể và cơ cấu xã hội đương đại của Ấn Độ.

Tiến sĩ Gail Omvedt sống ở Ấn Độ từ năm 1978 và đã trở thành công dân Ấn Độ vào năm 1983. Bà hoạt động như một nhà văn và nhà tư vấn phát triển tự do. Bà cũng đã làm việc tích cực với các phong trào xã hội khác nhau như phong trào Dalit và chống phân biệt đẳng cấp, phong trào nông dân, phong trào môi trường và đặc biệt là phong trào phụ nữ nông thôn.

Bên cạnh đó, Tiến sĩ Omvedt còn làm tư vấn cho các tổ chức FAO, UNDP và NOVIB, đồng thời làm việc trong vai trò là giáo sư xã hội học tại Đại học Pune và giáo sư dự khuyết tại Viện Nghiên cứu Châu Á tại Bắc Âu, Copenhagen. Bà hiện đang là một thành viên cao cấp tại Viện Bảo tàng tưởng niệm Nehru và là Giám đốc Nghiên cứu của Krantivir Trust.

Gail Omvedt là một nhà văn với sức viết mạnh, đã xuất bản một số lượng lớn sách bao gồm: Dalit Visions (1975), Bạo lực đối với phụ nữ: Các lý thuyết mới và các phong trào mới ở Ấn Độ (1991) và Dalits và Democractic Revolution (1994),…. Bà còn tham gia dịch Tukaram và được coi là nhà văn Marathi lớn nhất mọi thời đại.

Phùng Thị Thanh Hà

 

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục