Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Giới thiệu sách: “Triết học Ấn Độ - một cách tiếp cận mới” của Heinrich Zimmer

Giới thiệu sách: “Triết học Ấn Độ - một cách tiếp cận mới” của Heinrich Zimmer

Trải bao thiên niên kỷ, mục đích cũng như nỗ lực của triết học Ấn Độ vẫn là tìm cách vén mở và hòa nhập vào ý thức – một quá trình luôn bị những sức mạnh của cuộc sống chống kháng và che giấu, hạn chế việc tìm hiểu và mô tả thế giới hữu hình.

01:41 05-10-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Trải bao thiên niên kỷ, mục đích cũng như nỗ lực của triết học Ấn Độ vẫn là tìm cách vén mở và hòa nhập vào ý thức – một quá trình luôn bị những sức mạnh của cuộc sống chống kháng và che giấu, hạn chế việc tìm hiểu và mô tả thế giới hữu hình.

Thành quả đạt được tiêu biểu và quan trọng nhất của tinh thần hướng về ĐẠI NGÃ (BRATMAN) là sự khám phá ra cái NGÃ (ATMAN) như một thực thể độc lập, bất tử làm nền tảng cho cá nhân ý thức và cấu trúc thân xác.

Heinrich Zimmer, nhà Ấn Độ học nổi tiếng đã dẫn giải một lối đi vào triết học Ấn Độ mới mẻ, như mở ra thêm cách tìm hiểu, nghiên cứu đầy nhiệt tâm và khoa học hướng độc giả muốn đi sâu vào triết học phương Đông nói chung và triết học Ấn Độ nói riêng.

Cuốn sách Lịch Sử Triết Học Ấn Độ Cổ Đại nói về nền văn minh triết học của Ấn Độ. Quốc gia này là một trong những cái nôi triết học, tôn giáo lâu đời, phong phú và đặc biệt của nhân loại. Những kinh Veda và tôn giáo Rig – Veda tối cổ thể hiện những quan niệm nguyên sơ về vũ trụ của người Ấn Độ cổ; những kinh sách bình chú, giải thích tư tưởng triết lý Veda – nổi tiếng là các tác phẩm có ý nghĩa triết lý cao siêu nhất thời cổ đại…

Giới thiệu Mục lục cuốn sách

Lời tựa

Phần 1: Sự chí thiện 

I- Cuộc hội ngộ Đông Tây 

II- Các nền tảng của Triết học Ấn Độ 

Phần 2: Triết học về thời gian 

  • Triết lý về sự thành công 
  • Triết học về sự hoan lạc 
  • Triết học về bổn phận 

Phần 3: Triết học về vĩnh hằng 

  • Jaina Giáo 
  • Sankhya và Yoga 
  • Bà Là Môn Giáo 
  • Phật Giáo
  • Tantra

Phụ lục:

  • Lục Hệ
  • Bản tóm tắt lịch sử

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

 

Nguồn:

Cùng chuyên mục