Giới thiệu sách “Tự truyện của Mohandas K. Gandhi: Câu chuyện trải nghiệm của tôi với sự thật”
Giới thiệu sách
“Tự truyện của Mohandas K. Gandhi: Câu chuyện trải nghiệm của tôi với sự thật”*
Tác giả: M. K. Gandhi
Nhà xuất bản: The Floating Press,
Năm xuất bản: 2009, 891 trang
Trong cuốn tự truyện này, (với tên gọi Câu chuyện trải nghiệm của tôi với sự thật), Mohandas K. Gandhi đã kể lại cuộc đời mình từ thời thơ ấu cho đến năm 1921, ông viết: “Cuộc đời của tôi từ thời điểm này đã được đưa ra công chúng đến mức hầu như không có điều gì là mọi người không biết”. Harper Collins đã bầu chọn tác phẩm này như một trong “100 cuốn sách tâm linh quan trọng nhất của thế kỷ XX”. Theo đuổi chân lý là một nguyên tắc của Gandhi. Ông nói rằng: “Mục đích của tôi không phải là cố gắng để có một cuốn tự truyện. Đơn giản là tôi chỉ muốn kể lại câu chuyện trải nghiệm của mình về sự thật, cuộc đời tôi không có gì ngoài những trải nghiệm này, và thực tế là câu chuyện này mang hình dáng của một cuốn tự truyện”. Ông cũng viết rằng, cuốn sách này “dĩ nhiên bao gồm những trải nghiệm phi bạo lực, cuộc sống độc thân và những nguyên tắc hành vi khác được cho là khác biệt với sự thật”.
Mohandas Gandhi được biết đến như một nhà hoạt động chính trị và hòa bình, người đóng vai trò quan trọng trong quá trình Ấn Độ giành độc lập thoát khỏi ách thống trị của Vương quốc Anh. Sinh ra ở Porbandar, Ấn Độ, cha mẹ của ông thuộc đẳng cấp Vaisya (thương gia), ông đã được hưởng một nền giáo dục hiện đại và tới học luật tại London. Một thời gian ngắn sau khi trở về Ấn Độ một thời gian ngắn, vào năm 1983, Gandhi đã đến Nam Phi, nơi ông đã giành 20 năm tiếp theo của cuộc đời mình cho sự nghiệp đảm bảo các quyền của Ấn Độ. Chính trong thời gian này, ông đã thử nghiệm và phát triển các triết lý cơ bản của cuộc sống. Về phương diện triết học, Gandhi được biết đến với những ý tưởng của ông về Satyagraha (quyền lực của sự thật) và ahimsa (bất bạo động). Bản chất của “quyền lực của sự thật” là sự tương quan giữa sự thật và hạnh phúc; sự thật không phải chỉ đơn thuần là một sự tương ứng về tinh thần với thực tế mà là một phương thức tồn tại. Do đó, sức mạnh của sự thật không phải là cái mà con người lập luận bảo vệ mà chính là bản thân con người. Ông đã phát triển ý tưởng này kết hợp với những nguyên tắc bất bạo động, được thể hiện trong các hoạt động yêu nước của ông rằng, sức mạnh của sự thật, nhấn mạnh sự bất bạo động, có thể là một vũ khí chính trị không thể cưỡng lại đối với sự không khoan dung, phân biệt chủng tộc và bạo lực xã hội. Mặc dù thuật ngữ cơ bản và bối cảnh khái niệm của ông là đạo Hindu, nhưng Gandhi đã rất gây ấn tượng bởi tôn giáo phổ quát nhấn mạnh khả năng tự biến đổi của tình yêu, cũng như việc diễn tả những cảm hứng của ông đối với Kitô giáo, triết học phương Tây, và Hồi giáo.
ThS Phùng Thị Thanh Hà dịch;
TS. Nguyễn Thị Phương Thảo hiệu đính
*Nguồn:https://books.google.com.vn/books?id=in3_3H1szHYC&dq=an+autobiography+the+story+of+
my+experiments+with+truth&source=gbs_navlinks_s
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Mahabharata cùng với Chí Tôn Ca
Giới thiệu sách 01:00 25-07-2024
Tầm nhìn triết học qua sách 'Tư tưởng Phật giáo'
Giới thiệu sách 01:00 16-08-2024
Chương 11 - Cuốn sách "Why Bharat Matters"
Giới thiệu sách 11:27 05-07-2024
Chương 10 - Cuốn sách "Why Bharat Matters"
Giới thiệu sách 07:00 15-06-2024
Chương 9 - Cuốn sách "Why Bharat Matters"
Giới thiệu sách 07:00 19-09-2024