Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Giới thiệu sách "Turning Points: A Journey Challenges" (Điểm chuyển tiếp: Hành trình vượt qua những thách thức)

Giới thiệu sách "Turning Points: A Journey Challenges" (Điểm chuyển tiếp: Hành trình vượt qua những thách thức)

Cuốn sách đã cung cấp một cái nhìn sâu sắc không chỉ về một nhân cách phi thường, mà còn là một tầm nhìn khiến một quốc gia, với di sản tuyệt vời của mình, có thể trở nên vĩ đại trong thành tựu, kỹ năng và khả năng, thông qua các nỗ lực, sự kiên trì và sự tự tin. Đó là một câu chuyện mang tính tiếp diễn, và trên tất cả, là một cuộc hành trình của các cá nhân và tập thể sẽ đưa Ấn Độ trở thành một quốc gia phát triển vào năm 2020 và xa hơn.

01:14 05-10-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Giới thiệu sách "Turning Points: A Journey Challenges"
(Điểm chuyển tiếp: Hành trình vượt qua những thách thức)

Tác giả: Avul Jainubabdeen Abdul Kalam

Năm xuất bản: 2012, Nhà xuất bản HarperCollins Ấn Độ, 128 trang

Nếu APJ Abdul Kalam không tồn tại, Ấn Độ sẽ phải tạo ra ông. Vào thời đại thông tin liên lạc khó khăn và các quan chức không được chuyên tâm lắm, thì ông chính là đại diện cho những gì tốt nhất của Ấn Độ - một đạo đức công việc kiên quyết và tính toàn vẹn không thể nghi ngờ. Phải nói một cách công bằng rằng, trong bầu không khí hỗn loạn và ảm đạm ấy, ông vẫn hoàn toàn lạc quan và không bị phân tâm. Như lời ông nói trong phần Lời nói đầu của cuốn sách, “câu chuyện của tôi phản ánh mối quan tâm, lo lắng và khát vọng của nhiều người Ấn Độ. Giống như họ, tôi bắt đầu cuộc sống của mình từ bậc thấp nhất trong thang bậc”, từ một trợ lý khoa học cao cấp cho tổng thống, đó thực sự là một câu chuyện cổ tích ngày nay.

Turning Points: A Journey through challenges (Điểm chuyển tiếp: Hành trình vượt qua những thách thức) được coi là phần tiếp theo của cuốn Wings of Fire, một cuốn sách dạng tự truyện của A.P.J Abdul Kalam. Phần lớn cuốn sách viết sự nghiệp và cuộc đời của ông vào những năm sau năm 1992. Nó giữ nguyên phong cách viết đơn giản và không tô vẽ, như một bản tưởng thuật lại một cách trực tiếp những năm tháng ông làm tổng thống - vị trí cao nhất trong quốc gia có dân số lớn thứ hai và nền dân chủ được coi là lớn nhất, sôi động nhất thế giới.

Cuốn sách gồm có 14 chương, ngoài lời nói đầu, giới thiệu, phụ lục và mục lục. Mỗi chương bắt đầu với một chủ đề và một câu nói hoặc tuyên bố nhỏ, kết thúc bằng kết luận trong một hoặc hai câu. Với văn phong đơn giản và dễ hiểu, tác giả viết về cách ông bước vào văn phòng của Tổng thống và cách ông rời khỏi đó, cũng như những sáng kiến mà ông đưa ra, những quyết định ông đã thực hiện và những tương tác ông đã có với mọi người dân thường, từ trẻ em đến nông dân, các nhà khoa học, sinh viên và giáo viên các trường đại học, nhân viên của mình tại Vườn Mughal. Cuốn sách cũng in 25 hình ảnh được lựa chọn của Kalam trong các tư thế, tâm trạng và trang phục khác nhau và với những người khác nhau.

Đặc biệt, trong cuốn sách này, ông đã kể về khái niệm PURA (Cung cấp tiện nghi đô thị cho các vùng nông thôn), khái niệm này do ông đưa ra và đã được áp dụng ở nhiều nơi trên cả nước. Nếu không thực hiện thúc đẩy phát triển nông thôn, làng mạc thông qua việc tạo ra cơ sở hạ tầng tốt ở đó, thì Ấn Độ sẽ không thể tăng trưởng cân bằng được. Do đó, cần phải có các chiến lược tập trung vào nông thôn - về kế hoạch nông nghiệp, tiếp thị, phát triển cộng đồng, giáo dục thôn bản, .v.v. Tất nhiên, điều này phải bắt đầu ở cấp độ cá nhân, và Kalam đã khá thành công trong việc nhóm lên ngọn lửa nhiệt huyết trong giới trẻ của Ấn Độ.

Một điều rất thú vị trong cuốn sách này chính là thái độ tích cực của ông về tất cả mọi việc, mọi cá nhân, địa điểm,… Ông luôn đề cập đến tất cả mọi điều với quan điểm tích cực, mặc dù trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông, không phải không có những vấn đề tiêu cực. Như một chỉ dẫn sống, ông nói trong một cuộc phỏng vấn được trích dẫn trong cuốn sách: “Đừng giả vờ là một ngọn nến, hãy là một con sâu bướm”. Trong thời đại mà mọi người đều muốn tỏa sáng, thì điều làm chúng ta cảm thấy yên tâm chính là biết rằng chúng ta vẫn có khả năng để ngưỡng mộ một ai đó, tin tưởng vào sự cống hiến và hy sinh.

 Cuốn sách đã cung cấp một cái nhìn sâu sắc không chỉ về một nhân cách phi thường, mà còn là một tầm nhìn khiến một quốc gia, với di sản tuyệt vời của mình, có thể trở nên vĩ đại trong thành tựu, kỹ năng và khả năng, thông qua các nỗ lực, sự kiên trì và sự tự tin. Đó là một câu chuyện mang tính tiếp diễn, và trên tất cả, là một cuộc hành trình của các cá nhân và tập thể sẽ đưa Ấn Độ trở thành một quốc gia phát triển vào năm 2020 và xa hơn.

* Tiến sĩ Avul Pakir Jainubabdeen Abdul Kalam, sinh ra và lớn lên tại Rameswaram, Tamil Nadu. Niềm đam mê học tập đã đưa ông từ điểm khởi đầu khiêm tốn đến Viện Madras uy tín, nơi ông trở thành một kỹ sư hàng không. Sau một thời gian ngắn làm việc tại Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO), tiến sĩ Kalam gia nhập Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO), nơi ông trở thành giám đốc dự án Tàu phóng vệ tinh Satellite Launch Vehicle đầu tiên của Ấn Độ (SLV-3), dự án đặt các Rohini vệ tinh trong quỹ đạo. Sau đó, ông lại trở lại DRDO và đóng một vai trò then chốt trong sự phát triển các hệ thống tên lửa đạn đạo của Ấn Độ. Cuối cùng ông đã vươn lên trở thành cố vấn khoa học cho các bộ trưởng quốc phòng của Ấn Độ và được bổ nhiệm làm cố vấn khoa học chính cho Chính phủ Ấn Độ, với thứ hạng tương đương với một bộ trưởng nội các, về vấn đề liên quan đến chính sách và chiến lược để biến Ấn Độ trở thành một quốc gia phát triển và một nhà nước vũ khí hạt nhân.

Tiến sĩ Kalam là người nhận được nhiều giải thưởng quốc gia và quốc tế, trong đó có tiến sĩ danh dự của 48 trường đại học trên khắp thế giới. Ông đã nhận được giải thưởng dân sự cao nhất của Ấn Độ, Bharat Ratna, vào năm 1997. Ông được công nhận rộng rãi, cùng với các vị trí công tác phong phú của mình, tiến sĩ Kalam là một lựa chọn hàng đầu cho các văn phòng cấp cao, và ông đã trở thành tổng thống thứ mười một của Ấn Độ vào năm 2002. Tiếng tăm của ông tồn tại rất lâu và ông thường được gọi với cái tên trìu mến là “Tổng thống của nhân dân”, là cầu nối khoảng cách giữa các văn phòng cấp cao và những người dân thường. Ngoài các cuốn tự truyện “Wings of Fire”, tiến sĩ Kalam còn viết nhiều sách và nổi bật trong số đó là những cái tên: “Ấn Độ năm 2020: Tầm nhìn cho thiên niên kỷ mới”, “Khơi nguồn suy nghĩ: Phát huy nguồn nội lực của Ấn Độ”, Turning Point (Điểm chuyển đổi), Quản lý tăng trưởng ở Ấn Độ, ….

Huy Linh tổng hợp

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục