Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Hải quân Ấn Độ đưa vào biên chế hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không tầm xa

Hải quân Ấn Độ đưa vào biên chế hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không tầm xa

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ, Arun Jaitley, hôm Chủ nhật (27/8/2017), đã dự buổi ra mắt Hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không tầm xa (LRSAM) do Ấn Độ và Israel hợp tác phát triển cho Hải quân Ấn Độ tại Bharat Dynamics Ltd (BDL).

03:48 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không tầm xa (LRSAM) là phương tiện tác chiến tiên tiến nhằm vào các mục tiêu trên không và chống tên lửa đạn đạo, có khả năng bao quát cả trên không và trên mặt đất, khả năng cảnh báo và kiểm soát hỏa lực.

Cùng ngày, Bộ trưởng Arun Jaitley cũng đã đến thăm Cơ sở Kiểm tra tĩnh điện Rocket Motorat 50 tấn đầu tiên thuộc loại này. Cơ sở trị giá 4,8 tỉ Rupee sản xuất SAM (tên lửa đất đối không) này sẽ hỗ trợ các hoạt động phát triển thiết kế và kinh doanh các loại tên lửa.

Cho đến hiện nay, đó là những nỗ lực của Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) với tư cách là tổ chức phát triển. BDL hiện đã được trang bị đầy đủ năng lực để tự vận hành dưới sự hướng dẫn của DRDO.

Sau đó, ông Jaitley đã khánh thành cơ sở sản xuất ASTRA tại đơn vị Bhanur thuộc BDL. Hệ thống ASTRA là tên lửa không đối không vượt tầm nhìn (BVR) được phát triển bởi DRDO. Hệ thống bao gồm một bệ phóng và một tên lửa, được thiết kế như một tên lửa BVR với phạm vi 110 km trong chế độ bình thường và 20 km trong chế độ bám đuôi.

Tên lửa BVR là một phát triển mới nhất trong tác chiến không đối không. BDL được DRDO chỉ định là đối tác thương mại hàng đầu.

Ngoài ra, ông Jaitley cũng tham dự lễ động thổ giai đoạn hai cơ sở BDL tại Ibrahimpatnam. BDL đã mua lại 632 mẫu đất của chính quyền bang để xây dựng các cơ sở sản xuất, thử nghiệm và lưu giữ các hệ thống vũ khí tiên tiến như MRSAM (tên lửa tầm trung không trung) và QRSAM (tên lửa đất đối không phản ứng nhanh). Cơ sở trị giá 52,2 tỷ Rupee này sẽ là trung tâm sản xuất và cung cấp vũ khí trong tương lai của PSU.

Các cơ sở này sẽ đáp ứng được nhu cầu thử nghiệm tên lửa trong tương lai và tương thích với các phòng thí nghiệm của DRDO. Với tư cách là cơ sở của nhà nước, nó có thể cung cấp cơ sở phát triển và sản xuất cho các nhà cung cấp khác và các hệ thống con khác.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://www.defencenewsindia.com/indian-navy-gets-long-range-surface-to-air-missiles/

Nguồn:

Cùng chuyên mục