Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Israel tiếp tục chương trình không gian hữu nghị với Ấn Độ

Israel tiếp tục chương trình không gian hữu nghị với Ấn Độ

Chuyến thăm lịch sử của Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi, tới Israel đã thúc đẩy tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ giữa hai nước khi hai bên ký kết 3 thỏa thuận liên quan. Biên bản ghi nhớ đầu tiên là giữa Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (Isro) và Cơ quan Không gian Israel (ISA) hợp tác về động cơ điện cho các vệ tinh nhỏ; thứ hai là, hợp tác trong liên kết quang học GEO – LEO; và hiệp định thứ ba là hợp tác trong các đồng hồ nguyên tử (một thành phần trong vệ tinh để cung cấp dữ liệu địa lý chính xác).

03:25 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên hai nước cùng hợp tác trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ. Isro và Israel Industries (IAI) đã hợp tác trong việc phát triển và phóng vệ tinh hàng thập niên trước.

Ngày 21/1/2008, Israel đã ưu tiên sử dụng tên lửa Polar Satellite Launch Vehicle đáng tin cậy của Ấn Độ (PSLV C-10) để phóng vệ tinh dò tìm TecSAR thay vì sử dụng tên lửa Shavit bản địa. Israel đã lựa chọn tên lửa phóng đáng tin cậy của Ấn Độ vì ba lý do chủ yếu. Thứ nhất, bất cứ chuyến bay nào từ lãnh thổ của Israel phải được hướng về phía Tây (về phía biển) để ngăn không cho các tầng đầu tiên của tên lửa rơi xuống các khu vực đông dân hoặc lãnh thổ nước ngoài.

Tuy nhiên, việc phóng vệ tinh phía Tây, theo hướng xoay của Trái Đất, sẽ hạn chế trọng lượng của vệ tinh mà tên lửa đẩy có thể mang theo. Lý do thứ hai là việc phóng vệ tinh gián điệp Doeq Ofeq của Israel từ các vùng đất của họ đã tạo nên những hạn chế về quỹ đạo vệ tinh. Thứ ba là, Israel muốn gửi TecSAR tới quỹ đạo (độ cao 450-580km), quỹ đạo tên lửa của nước này không thể đạt tới được. Kết quả là PSLV đã đưa TecSAR (từ hướng Tây sang hướng Đông) lên quỹ đạo từ bãi phóng Sriharikota, không giống như tất cả các vệ tinh giám sát (được phóng theo hướng tây) được phóng từ Israel. TecSAR được trang bị một ăng ten lớn giống như một cái chén để truyền và nhận tín hiệu radar có thể xuyên qua bóng tối và độ dày của các đám mây.

Một năm sau khi TecSAR được phóng lên, Ấn Độ đã cho ra đời vệ tinh trinh sát RISAT-2 vào ngày 20/4/2009. Bộ phận cảm biến chính của vệ tinh là radar khẩu độ tổng hợp X được sản xuất bởi Israel Aerospace Industries. Vệ tinh nặng 300kg có thể hoạt động cả ngày lẫn đêm, cũng như khả năng giám sát mọi thời tiết.

Israel cũng là một phần trong sứ mệnh lịch sử của Isro, vào ngày 15/2/2017, khi tên lửa PSLV-C-37 của Cơ quan Không gian Ấn Độ đã mang theo 104 vệ tinh trong một lần phóng. Trong số 104 vệ tinh có 3 vệ tinh nano-BGUSat, DIDO-2 và PEASS thuộc về Israel. Trong khi BGUS chỉ do một mình Israel phát triển, thì DIDO-2 và PEASS đã được Israel phát triển cùng với các nước châu Âu khác.

Tổng giám đốc Cơ quan Không gian Israel, Avi Blasberger, mô tả các tên lửa phóng vệ tinh không gian của Ấn Độ là “đáng tin cậy”, và cho biết, Israel sẽ tìm cách đưa thêm nhiều vệ tinh lên các tên lửa của Ấn Độ trong tương lai.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ dịch

Nguồn: http://timesofindia.indiatimes.com/india/decade-old-space-dosti-of-india-israel- goes-on-3-more-pacts-inked/articleshow/59465191.cms

Nguồn:

Cùng chuyên mục