Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Lực lượng hải quân QUAD bắt đầu cuộc tập trận Malabar ngoài khơi bờ biển Nhật Bản

Lực lượng hải quân QUAD bắt đầu cuộc tập trận Malabar ngoài khơi bờ biển Nhật Bản

Cuộc tập trận Malabar diễn ra vào thời điểm Trung Quốc đang thúc đẩy ảnh hưởng lớn hơn ở các vùng biển xa và các tàu chiến của nước này đang ngày càng tiến sâu vào các khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

10:00 18-11-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

DELHI MỚI: Hôm thứ Tư (16/11), Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản và Úc đã bắt đầu cuộc tập trận hải quân Malabar, các quan chức hàng đầu của lực lượng hải quân nhóm Quad tham dự lễ khai mạc do Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản (JMSDF) tổ chức trên tàu JS Hyuga tại Yokosuka. Vào thời điểm đó, những người thạo tin cho biết, Trung Quốc đang thúc đẩy ảnh hưởng lớn hơn ở các vùng biển xa và các tàu chiến của nước này đang ngày càng tiến sâu vào các khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Hải quân Ấn Độ cho biết, Phó Đô đốc Yuasa Hideki, Tổng tư lệnh, Hạm đội Tự vệ, JMSDF; Phó Đô đốc Karl Thomas tư lệnh, Hạm đội 7 Hải quân Mỹ; Chuẩn đô đốc Jonathan Earley, chỉ huy Hạm đội Úc và Chuẩn đô đốc Sanjay Bhalla, chỉ huy Hạm đội phía Đông của hải quân Ấn nằm trong số những người tham gia buổi lễ.

các quan chức cho biết, Hai tàu chiến Ấn Độ - INS Shivalik và INS Kamorta - tham gia cuộc tập trận đa quốc gia cùng với máy bay tuần tra hàng hải tầm xa P-8I.

Hải quân Mỹ tham gia cuộc tập trận với tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Ronald Reagan, tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS Chancellorsville và tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Milius, trong khi hải quân Úc cử tàu khu trục và tàu chở dầu – Arunta và Stalwart, và phía Nhật Bản bao gồm tàu khu trục trực thăng lớp Hyuga Hyuga, một tàu khu trục và một tàu chở dầu.

Các cuộc tập trận nhằm tăng cường sức mạnh tổng hợp và khả năng tương tác giữa các lực lượng hải quân tham gia. Cuộc tập trận sẽ kết thúc vào ngày 18 tháng 11. Tập trận Malabar khởi đầu như một cuộc tập trận hải quân song phương thường niên giữa Ấn Độ và Mỹ vào năm 1992, và đã tăng lên về quy mô cũng như mức độ phức tạp trong những năm qua.

Vào năm 2014, JMSDF đã trở thành thành viên thường trực của cuộc tập trận, sau đó là Australia vào năm 2020.

Cảnh giác với Quad, Trung Quốc đã theo dõi chặt chẽ các cuộc tập trận. Quad đã được hồi sinh vào cuối năm 2017 bởi Ấn Độ, Mỹ, Úc và Nhật Bản, và sự nghi ngờ của Bắc Kinh đã tăng lên kể từ khi bốn quốc gia nâng cấp diễn đàn lên cấp bộ trưởng vào năm 2019.

Từ việc tiến hành các cuộc tập trận hải quân với các quốc gia có cùng chí hướng cho đến tiếp cận các quốc gia ở Khu vực Ấn Độ Dương (IOR), Hải quân Ấn Độ đang tập trung vào việc ngăn chặn tham vọng đang trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực và gửi đi một thông điệp mạnh mẽ rằng Bắc Kinh đang chơi trò quyền lực ở khu vực Biển Đông và không thể tái hiện điều đó ở Ấn Độ Dương.

Tư lệnh Hải quân, Đô đốc R Hari Kumar đang có chuyến thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 5 đến ngày 9 tháng 11 để chuẩn bị cho cuộc tập trận. Ông đã chứng kiến cuộc Duyệt binh Hạm đội Quốc tế (IFR) do JMSDF tiến hành tại Yokosuka vào ngày 6 tháng 11 để kỷ niệm 70 năm thành lập, đồng thời có cuộc hội đàm với các quan chức hàng đầu của lực lượng hải quân Quad khác.

Phiên bản mới nhất của cuộc tập trận cũng diễn ra sau khi Hải quân Ấn Độ theo dõi một tàu giám sát của Trung Quốc, Yuan Wang VI, đã đi vào khu vực Ấn Độ Dương vào tuần trước trước một vụ thử tên lửa theo lịch trình của Ấn Độ trên Vịnh Bengal. Diễn biến này diễn ra sau khi một tàu giám sát khác của Trung Quốc, Yuan Wang V, ghé thăm cảng Hambantota của Sri Lanka vào giữa tháng 8, khi đó các nhà hoạch định an ninh Ấn Độ bày tỏ lo ngại về sự hiện diện lâu dài hơn của Trung Quốc trong vùng biển khu vực.

Tùy viên quốc phòng Mỹ tại Ấn Độ, Chuẩn đô đốc Michael L Baker hồi đầu tháng này cho biết, xét đến các động thái của Bắc Kinh ở Biển Đông đang tranh chấp, điều quan trọng là phải “lưu tâm và cảnh giác” các hành động của Trung Quốc ở các khu vực khác.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục