Mỹ muốn Ấn Độ đẩy mạnh quan hệ quân sự đa phương ở Ấn Độ - Thái Bình Dương
Mỹ muốn Ấn Độ đẩy mạnh các cam kết quân sự đa phương trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, dù nước này đã có các cuộc tập trận song phương nhằm giúp “tích hợp” các khẩu pháo siêu nhẹ M-777, trực thăng tấn công Apache và trực thăng hạng nặng Chinook vào Lực lượng vũ trang Ấn Độ.
Đương nhiên, Ấn Độ đang từng bước nâng cao phạm vi và mức độ phức tạp của một số cuộc diễn tập quân sự song phương mà Mỹ tổ chức mỗi năm, và hai nước cũng quyết định tổ chức các cuộc tập trận đổ bộ ba cánh quân đầu tiên ở Vịnh Bengal vào năm 2019.
Nhưng Ấn Độ vẫn không muốn cho Australia tham gia vào cuộc tập trận hải quân Malabar với Mỹ và Nhật Bản, đồng thời cũng phản đối mạnh mẽ bất kỳ cuộc đàm phán nào về việc quân sự hóa Nhóm Bộ tứ (Quad) đang phát triển nhanh chóng này.
Một quan chức quốc phòng hàng đầu của Mỹ thuộc Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương cho biết: “Ấn Độ là ưu tiên hàng đầu của Mỹ, là một đối tác quốc phòng lớn. Chúng tôi cổ vũ chủ nghĩa đa phương. Ấn Độ càng tham gia càng tốt. Mỹ đang khuyến khích Ấn Độ phối hợp cùng Australia và Nhật Bản nhiều hơn trong các hành động quân sự”.
Mỹ đổi tên Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương thành Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương, đó là một trong những bộ chỉ huy quân sự của Mỹ trên toàn cầu, nhằm phản ánh sự kết nối mở rộng giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Với sự liên quan quân sự ngày càng tăng của Mỹ đối với Ấn Độ, Washington cũng tin rằng, sự hội tụ lợi ích an ninh song phương sẽ khiến khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương an ninh hơn.
Các quan chức cấp cao của Mỹ cho rằng, Trung Quốc đang ra sức "lật đổ" trật tự tự do, cởi mở và dựa trên các quy tắc cơ bản trong khu vực với hành vi hung hăng và bành trướng được thúc đẩy bởi sáng kiến Vành đai, Con đường trị giá hàng triệu USD có thể dẫn đến “bẫy nợ” như trong trường hợp cảng Hambantota ở Sri Lanka.
Mặc dù Ấn Độ không muốn đối đầu với Trung Quốc một cách không cần thiết với một cấu trúc quân sự đa phương ở Ấn Độ - Thái Bình Dương, nhưng nước này chắc chắn nâng cấp quan hệ quân sự với Australia và Nhật Bản cũng như các nước ASEAN như Singapore, Việt Nam, Myanmar, Malaysia, Indonesia và Thái Lan.
Ví dụ, Ấn Độ đã cử bốn máy bay chiến đấu Sukhoi-30MKI, một máy bay C-17 Globemaster-III và C-130J “Super Hercules”, cùng với 145 nhân viên, tham gia cuộc tập trận đa phương "Pitch Black" tại Australia vào tháng 7/2018. Ngoài ra, Ấn Độ và Nhật Bản cũng tổ chức tập trận quân sự đất chung đầu tiên mang tên "Dharma Guardian" tại Trường Chiến tranh chống phản loạn tại Vairengte (CIJWS), Mizoram, Ấn Độ.
Các cuộc tập trận với Mỹ lại hoàn toàn khác, hai nước cũng đang tiến hành các hiệp định quân sự song phương như Thỏa thuận Tương thích và bảo mật truyền thông (COMCASA) và Thỏa thuận Trao đổi hậu cần (LEMOA).
Sau cuộc tập trận Malabar ngoài khơi Guam vào tháng 6/2018 và "Yudh Abhyas" tại Chaubatia (Uttarakhand) vào tháng 9/2018, lực lượng đặc biệt Ấn Độ và Mỹ sẽ tổ chức các cuộc tập trận chiến đấu "Vajra Prahar" tại Mahajan từ 19 tháng 11 đến 2 tháng 12/2018.
Mỹ tất nhiên đã có các vụ giao dịch quốc phòng hấp dẫn trị giá 17 tỷ USD kể từ năm 2007, và một số đang trong quá trình chuẩn bị. Quân đội Ấn Độ vừa giới thiệu lô hàng đầu tiên gồm 145 chiếc M-777 (500 tỷ Rs) được đặt hàng từ Mỹ vào tháng 11/2016, trong khi Lực lượng không quân Ấn Độ sẽ có 22 chiếc trực thăng Apache (13,952 tỷ Rs) và 15 chiếc trực thăng hạng nặng Chinook (8,048 tỷ Rs) trong khoảng thời gian 2019 - 2020. Một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết, "Chúng tôi có thể xây dựng hệ thống như vậy trong khuôn khổ các cuộc tập trận ... Khả năng phối hợp là mục tiêu chính".
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Nguồn: https://timesofindia.indiatimes.com/india/us-wants-india-to-step-up-multilateral-military-ties-in-indo-pacific/articleshow/66580018.cms
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Ấn Độ, Trump và chủ nghĩa đa phương
Tin tức 09:00 15-11-2024
Ấn Độ và nhiệm kỳ thứ hai của Trump
Tin tức 02:00 14-11-2024
Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Tin tức 10:00 08-11-2024