Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Mỹ tìm cách xích lại gần trong quan hệ với Ấn Độ

Mỹ tìm cách xích lại gần trong quan hệ với Ấn Độ

WASHINGTON: Hôm thứ Sáu (11/2), Chính quyền Biden đã cam kết tiếp tục xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ như một phần của tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, với việc viện dẫn hành động của Trung Quốc ở đường ranh giới kiểm soát thực tế (LAC) và cùng những lý do khác làm động lực mới đến trong bối cảnh đám mây chiến tranh đang kéo đến ở mặt trận Đại Tây Dương.

05:48 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Tài liệu chiến lược dài 12 trang được Washington công bố vào hôm thứ Sáu sau cuộc họp Bộ trưởng Bộ tứ ở Úc, hứa sẽ "thúc đẩy mạnh hơn quan hệ đối tác quốc phòng của chúng tôi với Ấn Độ, đồng thời hỗ trợ vai trò của nước này như một nhà cung cấp an ninh", đồng thời "ủng hộ sự trỗi dậy của Ấn Độ và vai trò lãnh đạo trong khu vực".

Báo cáo chiến lược nói trên cho biết: "Chúng tôi nhận thức được rằng, Ấn Độ là một đối tác cùng chí hướng và là nhà lãnh đạo ở khu vực Nam Á và Ấn Độ Dương, tích cực và kết nối với khu vực Đông Nam Á, là một động lực của Bộ tứ và các diễn đàn khu vực khác, đồng thời là động lực cho tăng trưởng và phát triển trong khu vực," và thừa nhận vị trí ưu thế của New Delhi trong khu vực lân cận nơi mà Trung Quốc từ lâu đã luôn cố gắng làm suy yếu thông qua Pakistan.

Mặc dù các quan chức cấp cao của Chính quyền Mỹ đã thông báo ngắn gọn với giới truyền thông rằng, đây không phải là một "chiến lược Trung Quốc" mang tính chuyên biệt, mà là chiến lược mang tính toàn cầu, tuy nhiên, nó vẫn trích dẫn "sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng như hành vi quyết đoán và hung hăng hơn của Trung Quốc" trong khu vực để tái khẳng định bằng chứng thực lực ở Thái Bình Dương và tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của Mỹ đối với các đồng minh và đối tác.

Báo cáo chiến lược cho biết: "Sự tập trung ngày càng tăng của Mỹ này một phần là do khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đang phải đối mặt với những thách thức ngày càng lớn, đặc biệt là từ Trung Quốc. Nước này cùng với thực lực kinh tế, ngoại giao, quân sự và khoa học kỹ thuật, đang theo đuổi phạm vi ảnh hưởng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và tìm cách trở thành cường quốc có ảnh hưởng nhất thế giới.  Sự cưỡng ép và quyết liệt quá mức của Trung Quốc trải dài trên toàn cầu, nhưng nó diễn ra gay gắt nhất ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Từ sự trừng phạt kinh tế với Australia đến cuộc xung đột dọc theo LAC với Ấn Độ và sức ép ngày càng tăng đối với Đài Loan và sự bắt nạt đối với các nước láng giềng ở Biển Đông và Hoa Đông, các đồng minh và đối tác của chúng tôi trong khu vực phải gánh chịu cái giá từ các hành vi của Trung Quốc",  đồng thời khẳng định với New Delhi rằng, Washington sẽ tiếp tục xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, trong đó Mỹ và Ấn Độ cùng hợp tác và thông qua các nhóm khu vực để thúc đẩy ổn định ở Nam Á; cộng tác trong các lĩnh vực mới như y tế, không gian và không gian mạng; tăng cường hợp tác kinh tế và công nghệ; và đóng góp cho khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Khi được hỏi tại cuộc họp báo rằng liệu Mỹ có đạt được tiến bộ trong việc cùng với Ấn Độ trở thành đồng minh hiệp ước như đã làm với Australia hay không, quan chức cấp cao của Chính phủ Mỹ cho biết: "Ấn Độ rất khác so với Australia và các nước khác trên rất nhiều phương diện", nhưng ông đề nghị nó có thể sắp diễn ra bởi vì "hành vi của Trung Quốc trong phạm vi LAC đã có tác động mạnh mẽ đến Ấn Độ".

Quan chức này cho biết thêm: "Từ quan điểm của chúng tôi, chúng tôi nhìn thấy cơ hội to lớn trong việc hợp tác với một nền dân chủ khác, với một quốc gia có truyền thống hàng hải hiểu tầm quan trọng của sự chung tay toàn cầu trong việc thúc đẩy các vấn đề quan trọng trong khu vực", đồng thời bổ sung thêm rằng, ở Washington, chúng tôi rất hiểu tầm quan trọng và những thách thức của việc tăng cường gắn kết với Ấn Độ, và thừa nhận rằng, Ấn Độ là một đối tác chiến lược quan trọng.

Ngay cả khi chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương được công bố, chính quyền Biden vẫn tiếp tục đưa ra những cảnh báo ở mặt trận Đại Tây Dương, triệu tập các đối tác NATO để ứng phó với cảnh báo về một cuộc xâm lược của Nga đối với Ukraine sắp xảy ra vào đầu tuần tới. Khi được hỏi liệu tình hình đang diễn ra ở Ukraine và Nga có tác động nào đến việc xây dựng chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hay không, quan chức này khẳng định, Mỹ có khả năng giải quyết nhiều thách thức cùng lúc.

Ông nói: “Tôi nghĩ rằng chúng tôi rất tự tin về khả năng làm nhiều việc cùng lúc của mình".

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://timesofindia.indiatimes.com/india/citing-chinese-action-on-lac-us-seeks-to-draw-india-closer/articleshow/89526319.cms

Nguồn:

Cùng chuyên mục