Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nga, Ấn Độ dự định tạo đồng tiền số quốc gia: Trào lưu các ngân hàng trung ương tạo ra đồng tiền số của mình và tự quản lý

Nga, Ấn Độ dự định tạo đồng tiền số quốc gia: Trào lưu các ngân hàng trung ương tạo ra đồng tiền số của mình và tự quản lý

Mới đây nhất, Ấn Độ cũng rục rịch tạo ra đồng tiền số của riêng mình. “Tạo ra một đồng tền số của quốc gia” - đây có vẻ như là điều mà có ngày càng có nhiều quốc gia đang bắt đầu nghĩ đến. “Central bank digital currency” - CBDC. Hãy nhớ lấy cụm từ này và xem nó sẽ ở đâu trên bản đồ Blockchain thế giới trong những năm tới đây.

06:24 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Cách đây nhiều tháng, bạn đã từng nghe đến chuyện nước Nga và Putin có ý định tạo ra đồng tiền kỹ thuật số của riêng mình. Còn ở Venezuela, đồng tiền Petro đã ra đời sau màn gọi vốn bằng tiền ảo quy mô lớn của Chính phủ nước này. Mới đây nhất, Ấn Độ cũng rục rịch tạo ra đồng tiền số của riêng mình. “Tạo ra một đồng tiền số của quốc gia” - đây có vẻ như là điều mà có ngày càng có nhiều quốc gia đang bắt đầu nghĩ đến.

Mới đây, ngày 4/4/2018, tại hội nghị quy tụ nhiều tên tuổi trong ngành công nghiệp Blockchain thế giới mang tên Deconomy ở Seoul, Hàn Quốc, ông Antony Lewis, Giám đốc nghiên cứu và chiến lược của R3 (một công ty tập trung vào các dịch vụ tài chính điện tử của tương lai) đã nhấn mạnh rằng “tạo ra đồng tiền số quản lý bởi các ngân hàng trung ương” sẽ là một trào lưu năm 2018 và các năm tiếp sau.

Các loại tiền tệ số được tạo ra và quản lý bởi các ngân hàng trung ương sẽ được gọi là “Central bank digital currency” - CBDC. 

Ông Lewis nói: "Tôi cho rằng, chúng ta có thể sử dụng rộng rãi loại tiền này (CBDC) trong năm nay. Chúng tôi đã có nhiều cuộc thảo luận với các ngân hàng trung ương đảm nhiệm vai trò khắc phục các vấn đề thanh toán, và giải pháp được hướng đến là nền tảng blockchain".

Tuy nhiên, ông cũng khẳng định điều này không có nghĩa rằng người tiêu dùng sẽ có một phương thức thanh toán mới ngay. Vị Giám đốc ước đoán rằng các đồng tiền CBDC bước đầu sẽ chỉ được sử dụng bởi các tổ chức tài chính truyền thống như là một sản phẩm mới có tính cách tân.

Sau này, một hệ thống thanh toán mới có thể sẽ được ra đời, tuy nhiên vẫn nên nằm trong sự kiểm soát của bộ phận tài chính truyền thống. Điều đó có nghĩa là hệ thống thanh toán bằng tiền kỹ thuật số chỉ nên được sử dụng trong những tình huống đặc biệt, chẳng hạn như để khắc phục những hạn chế của hệ thống thanh toán cũ.

Nhận định của Lewis phải nói là đầy lạc quan. Tuy nhiên, các nhà phân tích khác lại không lạc quan như vị Giám đốc của R3. Stanley Yong, người đứng đầu dự án giải pháp CBDC toàn cầu tại IBM và từng là nhà nghiên cứu CBDC tại ngân hàng trung ương Singapore, tin rằng, hệ thống CBDC sẽ phù hợp nhất với các ngân hàng thương mại.

"Thứ mà ngân hàng trung ương quản lý là tài khoản của các ngân hàng thương mại. Nếu ngân hàng trung ương phát hành tiền kỹ thuật số cho hàng triệu, thậm chí hàng tỷ người thì ngân hàng này sẽ phải nắm giữ tất cả các tài khoản cá nhân. Điều này làm tăng mức độ rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng" - Yong cho biết.

Ở một góc độ khác, Ian Grigg, một nhà mã hóa tài chính, lại nhấn mạnh việc phát hành CBDC không phải là vai trò cơ bản của các ngân hàng trung ương. Việc phát hành tiền kỹ thuật số trực tiếp cho công chúng có thể làm giảm nguồn tiền gửi của các ngân hàng thương mại hiện tại, điều đó sẽ ảnh hưởng đến thị trường cho vay. Những điều này, rút cục, sẽ làm giảm tính ổn định của các khoản tiền gửi ngân hàng thương mại.

Mặc dù có nhiều quan điểm trái chiều, các nhà phân tích vẫn lạc quan rằng hệ thống Blockchain phi tập trung sẽ có tiềm năng thay thế các hệ thống ngân hàng hiện tại. Nhiều chuyên gia lạc quan còn cho rằng, hệ thống tài chính tập trung truyền thống đã đến lúc nên cần “nghỉ hưu”.

Nguồn: http://cafebiz.vn/nga-an-do-du-dinh-tao-dong-tien-so-quoc-gia-trao-luu-cac-ngan-hang-trung-uong-tao-ra-dong-tien-so-cua-minh-va-tu-quan-ly-20180408091059981.chn

Nguồn:

Cùng chuyên mục