Ngành hải sản Ấn Độ (Phần 2)
Ngành hải sản Ấn Độ
Nguyễn Tuấn Quang*
Các thị trường xuất khẩu chính
Mỹ và ASEAN tiếp tục là các thị trường nhập khẩu chính năm 2016/17, trong khi nhu cầu từ EU vẫn được duy trì. Tôm đông lạnh vẫn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, chiếm 38,28% về khối lượng và 64,5 về trị giá. Cá đông lạnh đứng thứ hai, chiếm 26,15 về sản lượng và 11,64% về trị giá, ghi nhận mức tăng 26,92 về trị giá.
Nguồn: Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ (MOCI)
Mỹ nhập khẩu 188.617 tấn hải sản từ Ấn Độ với 29,98% về trị giá. Như vậy, xuất khẩu sang Mỹ đã tăng 22,72% về khối lượng và 29,82% về trị giá so với năm trước. ASEAN là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai sau Mỹ, chiếm 29,91% trị giá, tiếp đến là EU (17,98%); Nhật Bản (6,83%), Trung Đông (4,78%); Trung Quốc (3,5%) và các nước khác (7,03%). Nhìn chung, xuất khẩu sang ASEAN tăng 47,41 về khối lượng và 49,9% về giá trị.
Tổng xuất khẩu tôm năm 2016/17 đạt 434.484 tấn trị giá 3,726 tỷ USD. Mỹ là thị trường nhập khẩu tôm đông lạnh lớn nhất (165.827 tấn), tiếp đến là EU (77.178 tấn). ASEAN 105.763 tấn, Nhật Bản (31.284 tấn), Trung Đông (19.554 tấn), Trung Quốc (7.818 tấn) và các nước khác (27.063 tấn).
Xuất khẩu tôm thẻ chân trắng (Vannamei), một loại hải sản hấp dẫn, đã tăng từ 256.669 tấn lên 329.766 tấn năm 2016/17 với mức tăng 28,46%. Về trị giá, 49,55% xuất khẩu sang Mỹ, tiếp theo là 23.28 xuất khẩu sang ASEAN, 13,7% sang Nhật Bản, 3,02% sang Trung Đông và 1,35% sang Trung Quốc.
Nhật Bản là thị trường chính nhập khẩu tôm hùm đen với tỷ trọng 43,84% về trị giá, tiếp theo là Mỹ 23,44% và ASEAN 11,33%. Tôm đông lạnh tiếp tục là mặt hang xuất khẩu chính sang Mỹ với tỷ trọng 94,77% về trị giá, trong khi tôm thẻ chân trắng xuất khẩu sang thị trường này tăng 25,60% về khối lượng và 31,75% về trị giá.
EU vẫn là thị trường nhập khẩu lớn thứ ba hải sản từ Ấn Độ với tỷ trọng 16,73% về khối lượng. Tôm đông lạnh là mặt hàng chính, chiếm 40,66% về khối lượng và 55,15 về trị giá tổng xuất khẩu sang EU. Xuất khẩu tôm thẻ chân trắng sang EU tăng 9,76% về khối lượng và 11,4% về trị giá.
Nhật Bản, thị trường nhập khẩu hải sản Ấn Độ lớn thứ tư, chiếm 6,83% về trị giá và 6,08% về khối lượng. Tôm đông lạnh vẫn là mặt hang xuất khẩu chính sang Nhật Bản với tỷ trọng 45,31% về khối lượng và 77,29 về trị giá trong tổng số hải sản xuât khẩu của Ấn Độ vào nước này.
Hàng khô xuất khẩu tăng 40,98% về khối lượng và 79,05% về trị giá.
Tổng khối lượng xuất qua các cảng biển Ấn Độ là 1.134.948 tấn, trị giá 5,778 tỷ USD trong năm 2016/17 so với 945.892 tấn (4,688 tỷ USD) năm 2015/16.
Vizag, Kochi, Kolkata, Pipavav và Jawaharlal Nerhu Port (JNP) là các cảng chính xuất khẩu hải sản năm 2016/17. Lượng hàng xuất khẩu qua các cảng biển đều tăng hàng năm.
Trong Quý I năm 2017/18 (từ tháng 1/4/2017 đến 30/6/2017), xuất khẩu hải sản của Ấn Độ đạt 251.735 tấn, tăng 25% với 1,42 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Tôm đông lạnh chiếm 51% về khối lượng và 75% về trị giá. Mực đông lạnh đứng thứ hai với 7,82% về khối lượng và 5,81% về trị giá.
Một số công ty hải sản chính:
3. Chính sách phát triển
Xác định ngành hải sản có vị trí quan trong trong nông nghiệp và nền kinh tế, Chính phủ Ấn Độ đã chú trọng và có các chính sách thúc đầy ngành này phát triển. Mục tiêu ngắn hạn là trị giá xuất khẩu đạt 10 tỷ USD vào năm 2020.
Nhiều hoạt động liên quan đến sản xuất và chế biến hải sản trong khuôn khổ FDI được hưởng quy chế tự động (automatic route). Các quy định đặc biệt trong Hướng dẫn thực hiện FDI năm 2015 cho phép 100% đầu tư nước ngoài trong ngành sản xuất và chế biến hải sản, ngoại trừ một số kiểm soát về điều kiện về giống, môi trường, dư lượng thuốc kháng sinh.
Nhiều công ty xuyên quốc gia (TNCs) đang hoạt động có hiệu quả tại Ấn Độ như CP, Thai Union, SIAM Canadian, Phillips Crab, Handy Crab Higashimaru…Các tập đoàn bán lẻ hàng đầu trên thế giới như Sysco, Walmart, Chicken of the Sea… có các hợp đồng độc quyền dài hạn với các công ty chế biến hải sản Ấn Độ
MPEDA cũng có nhiều chương trình trợ giúp trong việc xây dựng hạ tầng chế biến, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, phát triển hệ thống kho đông lạnh, trung tâm đóng gói tiên tiến. Trong năm 2015/16, tổng chi cho nâng cao cơ sở tầng và giá trị gia tăng là 3,7 triệu USD.
Việc đổi mới trang thiết bị hiện đại cho các công ty trong nước cần khoản chi phí rất lớn. MPEDA đã trợ giúp nhiều công ty thông qua việc bảo lãnh nhập khẩu, hỗ trợ thuê tài chính cho các công ty.
Các công ty cũng được hỗ trợ và khuyến khích trong việc nâng cao chất lượng và kiểm soát chất lượng, đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các thị trường nhập khẩu.
Chính phủ cũng khuyến khích sản xuất và xuất khẩu bằng các biện pháp giảm thuế nhập khẩu máy, thiết bị chế biến, miễn thuế cho việc nhập nguyên phụ liệu chế biến phục vụ xuất khẩu./.
* Nguyên Tham tán thương mại, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ.
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Ấn Độ: Chứng khoán bùng nổ và cách bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ
Kinh tế 10:00 09-12-2024
Tập đoàn Vietravel mở rộng hoạt động tại Ấn Độ
Kinh tế 03:00 16-11-2024
Ấn Độ đạt kỷ lục trong xuất khẩu hàng hóa
Kinh tế 03:00 17-11-2024
Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo và những tác động
Kinh tế 02:00 28-10-2024