Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Những đánh giá trái chiều phức tạp về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ

Những đánh giá trái chiều phức tạp về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ

Trang mạng của Ấn Độ bản tiếng Trung Quốc “indiancn” ngày 31/5/2015 dẫn số liệu chính thức của nhà nước Ấn Độ cho hay quý 1 năm 2015 và quý 4/2014 tốc độ tăng trưởng GDP của Ấn Độ cùng tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước, vượt các chỉ số này của Trung Quốc cùng kỳ là 7,0% và 7,3%. Như vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế nước này đã hai quý liền vượt Trung Quốc.

05:52 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

 

Cũng theo trang mạng trên, trong tài khóa năm trước, Ấn Độ đã bỏ lỡ cơ hội lớn vượt Trung Quốc để trở thành nền kinh tế có tốc độ tăng nhanh nhất thế giới. Hôm 29/5/2015 Văn phòng Thống kê trung ương Ấn Độ ở New Delhi tuyên bố, trong 12 tháng liền tính đến ngày 31/3/2015 năm nay, GDP Ấn Độ tăng 7,3%, không đạt mức 7,4% như dự báo của hãng Bloomberg. Nếu so sánh với kinh tế Trung Quốc tăng 7,4% trong năm 2014, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo trong tài khóa năm nay kinh tế Ấn Độ sẽ tăng trưởng vượt Trung Quốc, cho dù nhìn vào năm nay, những chỉ số về số liệu tăng trưởng kinh tế tương đối yếu, xuất khẩu chậm lại và doanh thu của cộng đồng doanh nghiệp thấp đi cũng đều là các nhân tố ăn khớp với nhau khiến người ta không khỏi theo dõi thận trọng.  Vì thế, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong năm đầu tiên nhậm chức đã cố gắng sao cho việc kinh doanh của giới doanh nghiệp được tiện lợi hơn, giảm bớt các trình tự rườm rà trong kinh doanh của giới này và cũng cho phép thu hút đầu tư nước ngoài nhiều hơn. Đồng thời, ông cũng thông qua pháp lệnh mới để bắt đầu việc cải cách đất đai.  

Nhìn từ thời điểm hiện nay, hàng loạt nỗ lực đã sơ bộ cho thấy hiệu quả. Quý 1 năm 2015 kinh tế Ấn Độ tăng 7,5%, cao hơn mức dự báo 7,3% của Bloomberg, cũng vượt mức tăng 7,0% của Trung Quốc quý 1. Không lâu sau khi công bố số liệu, chỉ số chứng khoán chuẩn đã tăng 1,2%, tỉ lệ sinh lời từ trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm tăng nhẹ 7,64%.

Động lực kinh tế Ấn Độ tăng trưởng chủ yếu gồm các lĩnh tài chính và bất động sản, sau đó là các ngành thương mại, kinh doanh khách sạn, giao thông và thông tin.

Tuy nhiên, một số vấn đề như cách tính toán số liệu tăng trưởng của Chính phủ cũng như các số liệu về tăng trưởng mạnh sẽ giải thích thế nào cho tình trạng yếu nhược phổ biến của nền kinh tế, những vấn đề nói trên vẫn còn nhiều nghi ngại dẫn đến nhiều cách bàn tán phức tạp khác nhau.

Kênh tin tức và thương mại dịch vụ người tiêu dùng tại Mỹ (CNBC-Consumer News and Business Channel) dẫn thông tin từ nguồn báo chí Ấn Độ đưa tin, hồi tháng Một, Văn phòng thống kê trung ương New Delhi đã sử dụng cách tính mới để tính tỉ lệ tăng trưởng GDP, nói rằng, mức tăng GDP thực sự của Ấn Độ năm 2013-2014 có thể tăng 6,9% trên cơ sở “điều chỉnh lạm phát” chứ không phải là mức 4,7% như trước, còn tỉ lệ tăng GDP các năm 2012-2013 là 5,1% chứ không phải 4,5% như con số thống kê lúc đầu.

Trước khi số liệu GDP được công bố, đại diện của Ngân hàng HSBC, kinh tế gia Pranjul Bhandari, cho biết, “khoảng 60% GDP sẽ vẫn bắt nguồn từ lâm nghiệp”, đồng thời cho rằng, “về phương diện sản xuất, các lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng, ngân hàng và dịch vụ công không có dấu  hiệu cải thiện, còn về phương diện chi tiêu thì tiêu dùng ở nông thôn, chi tiêu của chính phủ và xuất khẩu cũng vẫn không có gì để nói, bước đi phục hồi kinh tế vẫn rất chậm chạp”.

Kinh tế gia Shilan Shah, chuyên nghiên cứu kinh tế vĩ mô (Capital Economics) thuộc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế của nước Anh cũng có thái độ nghi ngờ đối với số liệu của chính phủ, cho rằng, “số liệu của chính phủ đã khuyếch đại thực lực kinh tế”.

Theo cách đặt vấn đề của indiancn, liệu Ngân hàng trung ương Ấn Độ tới đây có hạ lãi suất lần thứ ba hay không, hiện chưa ai biết trước điều này.

Tổng hợp của mạng “finance.ifeng” (tài chính Phượng Hoàng) ở Hồng Công cùng ngày 31/5, cho rằng việc kinh tế Ấn Độ tăng trưởng vượt Trung Quốc hai quý liền là một bước ngoặt lớn. Đầu năm nay, dư luận bên ngoài suy đoán kinh tế Ấn Độ tăng trưởng vẫn thiếu đông lực. Cho đến trước khi ông Narendra Modi lên làm Thủ tướng vào tháng 5/2014, kinh tế Ấn Độ đã trải qua thời kỳ ốm yếu nhất từ năm 1980.

Bộ trưởng tài chính Ấn Độ Arun Jaitley được báo chí dẫn lời cho biết, “không nghi ngờ gì, kinh tế Ấn Độ đang ở một mô hình phục hồi, kinh tế của chúng ta có hy vọng sẽ tăng 8% ~ 9%, thậm chí cao hơn”.

Thủ tướng Narendra Modi đã thực thi chính sách có lợi cho đầu tư khiến kinh tế Ấn Độ năm ngoái đi đến phục hồi, tuy vậy, các ngành không được hưởng lợi đều. Ngành sản xuất chế tạo tăng 7,1%, các ngành dịch vụ như tài chính, bảo hiểm và địa ốc tiếp tục tăng mạnh đến 11,5%, nhưng ngành nông nghiệp chỉ tăng 0,2% do lượng mưa năm ngoái thấp hơn mức nước mưa trung bình gây ảnh hưởng bất lợi cho ngành này.

Theo “finance.ifeng”, cách làm đổi mới các số liệu thống kê mới đây nhất về kinh tế vốn làm lợi cho cách thống kê của chính phủ đã làm cho tỉ lệ tăng trưởng mới nhất tăng lên trên 2 điểm phần trăm. Một loạt số liệu khác trong đó bao gồm xuất khẩu và lợi nhuận của các công ty vẫn thể hiện rõ nhược điểm của nền kinh tế thứ ba châu Á.

Nếu so sánh với Trung Quốc thì tổng lượng kinh tế 2 nghìn tỉ USD của Ấn Độ vẫn chưa bằng tổng lượng 10 nghìn tỉ USD của Trung Quốc. Tuy thế, do triển vọng tăng trưởng của châu Âu và Mỹ vẫn ở trạng thái bình bình nên các nhà quyết sách hy vọng Ấn Độ vẫn có thể phát huy vai trò đi đầu nào đó.

Kinh tế gia Sheeran Shah thuộc Công ty Tư vấn kinh tế vĩ mô quốc tế (Capital Economics Ltd) ở Anh nói trong một báo cáo: “số liệu GDP của Chính phủ đã phóng đại thực lực kinh tế, hơn nữa, có thể còn phóng đại không giấu giếm”.

Ngày 27/5/2015, cựu Thủ tướng Ấn Độ M. Singh đã chỉ trích chính phủ là giả dối tạo ra số liệu để che giấu tình trạng ốm yếu quay trở lại, đồng thời cũng kêu gọi Chính phủ cung cấp thông tin chân thực cho người dân.

Trang mạng của tờ Financial Times của Anh ngày 30/5/2015 đưa tin, rất nhiều nhà phân tích nghi ngờ số liệu này, dường như mức tăng trưởng mạnh không phù hợp với những chỉ tiêu khác của nền kinh tế.

Hiện nay, có kinh tế gia nói rằng, bởi Ấn Độ gần đây đã điều chỉnh toàn diện phương pháp thống kê về mức tăng trưởng kinh tế nên có thể nhận định tình hình kinh tế vẫn có khó khăn.

Cũng bài viết có tựa đề “Ai đang tâng bốc làm chết Ấn Độ” lưu hành trên mạng “finance.ifeng” ngày 29/5/2015, với đề dẫn “tăng trưởng nhanh trong ngắn hạn dường như khiến Ấn Độ có phần quá lạc quan” đã đặt câu hỏi “tăng trưởng vượt Trung Quốc liệu có đáng lạc quan hay không” và tự trả lời “không nên tí nào”, vì theo finance.ifeng, có mấy lý do.  

Thứ nhất, Ấn Độ tăng trưởng nhanh là do Ấn Độ thay đổi cách tính.

Thứ hai, cứ cho tăng trưởng được như vậy cũng không thể hoàn toàn quy công về cho “kinh tế học Modi /Modinomics”. Trong hai, ba năm mới đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế Ấn Độ giảm 5-6%. Cho dù sau khi lên nắm quyền, Thủ tướng Modi đã có một số cải cách, kinh tế cũng có được một số thành quả như tổng lượng kinh tế lần đầu tiên vượt 2 nghìn tỉ USD, thu hút đầu tư nước ngoài tăng 31% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát giảm xuống đến mức 3,8%, nhưng không chỉ riêng đó đã là nguyên nhân cải thiện kinh tế của bản thân Ấn Độ. Cho đến ngày 26/5/2015, sau đúng một năm nắm quyền, đúng lúc Modi gặp thời cơ giá cả háng hóa trên thế giới giảm mạnh, là một nước nhập khẩu năng lượng, không những khiến giá dầu xuống thấp mà lạm phát cũng giảm đi, đồng thời, Mỹ và châu Âu cũng đang trong tiến trình phục hồi kinh tế làm nhu cầu bên ngoài tăng lên, “nếu không thì cho dù Modi có phương cách lãnh đạo tốt hơn cũng làm sao có thể có được thành tích lớn trong thời gian ngắn một năm như vậy.

Thứ ba, cho dù kinh tế Ấn Độ thực sự thay đổi theo hướng tốt như thế cũng không cần phải khoa trương khi mới chỉ qua thời gian hai quý ngắn ngủi. Bộ trưởng tài chính Ấn Độ thậm chí còn lạc quan nói rằng, kinh tế Ấn Độ có thể tăng trưởng vượt Trung Quốc với tốc độ tăng 8%.

Quả thực, theo cách nhìn nhận của finance.ifeng, cả Trung Quốc và Ấn Độ đã từng được coi là hai nền kinh tế lớn có mức tăng trưởng nhanh nhất châu Á nhưng giai đoạn phát triển của Trung Quốc đã vượt qua Ấn Độ. Theo số liệu của IMF, từ năm 1980 đến 2014, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính bình quân đầu người của Trung Quốc đã tăng 18 lần, trong khi con số này của Ấn Độ trong cùng  thời kỳ chỉ tăng 5 lần. Cũng theo số liệu của IMF, nếu tính theo sức mua thì GDP bình quân đầu người của Ấn Độ bằng 11% của Mỹ. Ở Trung Quốc, 10 năm trước đây đã phá vỡ ngưỡng này, bởi thế các nước không cùng một giai đoạn phát triển sẽ không có được tính chất so sánh như vậy, giống như Trung Quốc không thể so được với Mỹ về tốc độ tăng trưởng GDP. Đương nhiên, khoảng cách chênh lệch giữa Ấn Độ và Trung Quốc có thể không lớn như vậy.

Cũng không thể phủ nhận những cố gắng của Chính phủ nhiệm kỳ mới ở Ấn Độ đã có được, trong đó bao gồm chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, cải cách thuế v.v., hơn nữa, ông Modi cũng đã cải thiện được lòng tin của người dân. Tuy nhiên biểu hiện về tăng trưởng ngắn hạn dường như đã làm cho Ấn Độ lạc quan thái quá!

Năm nay, Chính phủ Ấn Độ công bố kết quả “điều tra kinh tế Ấn Độ”, cho thấy, Ấn Độ đã đến được “một điểm khởi đầu tốt nhất” có khả năng sẽ tiến vào thời kỳ tăng trưởng hai con số – điều mà ở các nước khác trong lịch sử hiếm thấy. Cho dù mọi người đều thừa nhận, trong khi kinh tế Trung Quốc chuyển đổi mô hình, tốc độ tăng trưởng có chậm lại, kinh tế Ấn Độ có thể nhanh hơn Trung Quốc, nhưng cho dù là dự báo lạc quan nhất ở thế giới bên ngoài cũng chưa thấy có dự báo nào về khả năng tăng hai chữ số ngoài việc Ấn Độ tự dự báo cho mình. “Thời báo tài chính” của Anh bình luận là “có phần tự phụ”.

Theo cách nhìn  nhận của finance.ifeng, cho dù kết cấu dân số Ấn Độ tương đối trẻ hơn, Ấn Độ là nền kinh tế tự do hoặc có cả những mặt thuận lợi khác, nhưng Ấn Độ vẫn có những bất cập không thể so sánh được với Trung Quốc, chẳng hạn như thâm hụt tài chính, dù Ấn Độ có tuyên bố mức thâm hụt ngân sách gần đây đã được kiểm soát nhưng nếu như giá dầu lên cao thì tình hình sẽ ra sao? Hay như cơ sở hạ tầng của Ấn Độ quả là vấn đề lớn kìm hãm kinh tế phát triển. Chính phủ Modi đang muốn có biện pháp cải thiện tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng, hoặc như trong năm tài  khóa này Ấn Độ sẽ tăng 11 tỉ USD cho xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng thời cũng tuyên bố trong 5 năm tới sẽ chi 137 tỉ USD cho xây dựng đường sắt. Cho dù như vậy nhưng muốn thực hiện đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng lớn như Trung Quốc những năm trước đây sẽ vẫn không phải chuyện dễ. Trung Quốc trước đây đã đầu tư quá 35% GDP mới có được mức tăng trưởng hai con số, trong khi Ấn Độ năm 2014 đầu tư chỉ chiếm tỉ trọng 28% GDP.

Dù sao, cũng theo cách nhìn  nhận của finance.ifeng, việc thổi phồng Ấn Độ cũng không giới hạn trong phạm vi của bản thân Ấn Độ. Cả châu Âu, Mỹ, Nhật Bản cũng đều đang tán thưởng tình hình tăng trưởng kinh tế của nước này, đồng thời cũng tỏ ra rất tin tưởng về tình hình kinh tế Ấn Độ. Nếu suy nghĩ sâu xa hơn, cũng không loại trừ khả năng các nước Âu Mỹ lo ngại ảnh hưởng của Trung Quốc đang ngày một tăng lên ở khu vực châu Á. Mạng này cũng khuyến cáo Ấn Độ hãy nhận thức cho rõ tình hình nếu muốn tăng trưởng nhanh trong nhiều năm liền giống như Trung Quốc,vì việc nhận thức như vậy sẽ rất quan trọng đối với Ấn Độ.

Tuy nhiên, cũng có người cho rằng, trong trung hạn và dài hạn Ấn Độ phát triển sẽ vượt Trung Quốc. Theo mạng “howbuy.com” ngày 3/3/2015, trong bài phân tích có tựa đề “Ấn Độ đáng sợ hơn nhiều so với tưởng tượng” đăng trên mạng này, cho rằng do xuất phát điểm của Ấn Độ tương đối thấp, nên nước này sẽ phát triển ở nửa hành trình sau sẽ tốt hơn nửa hành trình trước, đó hoàn toàn là điều có thể được. Howbuy.com cho biết, những người có quan điểm này cho rằng, nếu quan sát tinh sẽ thấy Ấn Độ là một đối thủ không dễ xem thường, đồng thời cũng đưa ra một số lý do để nhận định khả năng Ấn Độ có thể đuổi kịp và vượt Trung Quốc:

1/ Những người trẻ tuổi ở Ấn Độ có khả năng tư duy độc lập hơn;

2/Giới trẻ Ấn Độ có trình độ tiếng Anh tốt hơn;

3/Ấn Độ vẫn có lợi thế về dân số hơn Trung Quốc;

4/Thực tế về việc Ấn Độ nâng đỡ các nhà doanh nghiệp bản địa tốt vượt xa Trung Quốc;

5/Giới doanh nghiệp tư nhân ở Ấn Độ có sức sống tốt;

6/Cơ chế luật pháp của Ấn Độ nổi bật ở hàng đầu trong cộng đồng các nước đang phát triển;

7/Các kênh huy động vốn của giới doanh nghiệp Ấn Độ có hiệu quả cao hơn Trung Quốc;

8/Tình trạng trì trệ của nông dân Ấn Độ trong quá trình công nghiệp hóa được giải quyết;

9/Đến năm 2020 Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia trẻ nhất toàn cầu…., cho dù Ấn Độ hiện nay vẫn có một số thực tế tồn tại khiến nhiều người phải quan tâm./. 

(Trần Huy Cậy tổng hợp)

Nguồn:

Cùng chuyên mục