Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Quan hệ Ấn – Đức thu hút sự chú ý sau sự bùng nổ của Angela Merkel

Quan hệ Ấn – Đức thu hút sự chú ý sau sự bùng nổ của Angela Merkel

Khi Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi, hạ cánh xuống Đức vào tối thứ Hai (29/5/2017), sự bùng nổ gần đây của Thủ tướng Đức Angela Merkel dường như đã tập trung sự chú ý vào mối quan hệ Đức - Ấn.

03:14 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Bà Merkel nói trong một cuộc tuần hành bầu cử tại Munich hôm Chủ nhật (28/5/2017) rằng: “Thời đại mà chúng ta hoàn toàn có thể tin cậy người khác đã kết thúcở một mức độ nào đó, đó là những gì tôi đã trải qua trong vài ngày qua”.

Trong khi mục tiêu nhắm tới rõ ràng của lời nhận xét đó là Tổng thống Donald Trump và những thách thức tạo ra bởi khả năng đảo ngược của Trump đối với Hiệp định Paris, thì thực tế cáccuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo Ấn Độ và Trung Quốc trong tuần nàyđã đặt ra những nghi vấn về sức nặng mới đặt vào những mối quan hệ này.

Trong cuộc họp báo của Chính phủ Đức vào hôm thứ Hai (29/5/2017), vấn đề nổi bật được bàn đến là nhấn mạnh mối quan hệ với châu Á(Toàn bộ Chính phủ Đức, trong một cử chỉ khác lạ, đã gặp báo chí ba lần một tuần để trả lời các câu hỏi của báo chí.)

Bà Merkel và ông Modi đã tổ chức các cuộc hội đàm riêng vào tối thứ Hai (29/5/2017), trong đó đề cập đến các vấn đề khu vực và toàn cầu, từ biến đổi khí hậu đến Afghanistan và khủng bố.

Ông Modi bày tỏ rõ ràng rằng, Ấn Độ sẽ tiếp tục hướng đến một tương lai tươi đẹp hơn bất kể nước Mỹ làm điều gì. Trung Quốc cũng đưa ra một thông điệp tương tự, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sẽ đến Berlin vào thứ Tư (31/5/2017), vài giờ sau chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Các nguồn tin chính phủ cho biết, Đức sẽ không biến mối quan hệ của họ với Ấn Độ và Trung Quốc thành “trò chơi có tổng bằng không”. Tuy nhiên, rất khó khăn để so sánh hai nước này.

Một mặt, mối quan hệ giữa Đức và Trung Quốc khá sâu sắc, mặc dù cả hai bên đã bị kẹt trong cuộc đàm phán kéo dài về hiệp ước đầu tư và thương mại. Đức đã có nhiều biểu hiện tích cực hơn với Trung Quốc, nhưng vài năm gần đây, điều này dường như đã thay đổi vì Đức đã bày tỏ sự dè dặt về cách thức làm ăn thương mại của Trung Quốc. Mặc dù Đức đã cử một phái đoàn chính thức tới Hội nghị Thượng đỉnh Một vành đai, một con đường (OBOR), nhưng nước này đã yêu cầu quá trình OBOR minh bạch hơn, và phù hợp với WTO.

Đức tuyên bố rằng, trong cuộc cạnh tranh công bằng, các công ty Đức sẽ có cơ hội thắng thầu trong các dự án của OBOR. Trung Quốc, trong khi tuyên bố tự do thương mại, đã cho thấy tất cả các dấu hiệu dành riêng các dự án này cho các công ty Trung Quốc.

Nhưng vẫn còn quá sớm để tưởng tượng rằng, Đức sẽ tách khỏi mối quan hệ Đại Tây Dương của họ. Như người phát ngôn của Chính phủ Đức hôm thứ Hai cho biết, bà Merkel vẫn là một người theo chủ nghĩa Đại Tây Dương (Atlanticist). Người phát ngôn Steffen Seibert cho biết: "Vì quan hệ xuyên Đại Tây Dương rất quan trọng đối với Thủ tướng, bà ấy cũng tin rằng,cách làm đúng đắn là thẳng thắn chỉ ra sự khác biệt - giống như những gì xuất hiện trong những ngày gần đây”.

Ông Seibert cho biết: “Phát biểu của Thủ tướng rất rõ ràng và dễ hiểu, và tự nói lên điều cần nói. Đó là những lời của một người cam kết sâu sắc chủ nghĩa Đại Tây Dương”.

Theo các nguồn tin từ Ấn Độ và Đức, quan hệ Đức - Ấn cần một lượng công việc đồ sộ, đặc biệt là từ phía Ấn Độ. Nếu bà Merkel gặp rắc rối vì sự rút lui của ông Trump khỏi những lý tưởng về thương mại tự do, vấn đề thịt bò giữa Đức và Ấn Độ chính là vấn đề khiên New Delhi chưa cam kết tự do thương mại. Vấn đề chính sách thương mại của Ấn Độ sẽ được công bố vào thứ Ba khi ông Modi và bà Merkel tiến hành đối thoại cấp CEO – một phần của đối thoại cấp chính phủ giữa hai nước.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ dịch

Nguồn: http://timesofindia.indiatimes.com/india/india-germany-ties-attract-attention-after-merkels-outburst/articleshow/58902168.cms

Source:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục