Quốc phòng là lĩnh vực chiến lược hiệu quả trong hợp tác Việt Nam - Ấn Độ
Cùng với việc Ấn Độ tìm cách mở rộng chỗ đứng ở khu vực ngoại biên Trung Quốc, thì quan hệ đối tác chiến lược giữa Ấn Độ và Việt Nam cũng đang đà phát triển với chuyến thăm sắp tới của Chủ tịch Trần Đại Quang đến Ấn Độ, một tháng sau khi Thủ tướng Việt Nam viếng thăm Delhi. Chuyến đi sẽ được đánh dấu bằng các thỏa thuận mang tính bước ngoặt trong hợp tác hạt nhân dân sự và phát triển cảng biển, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nói với tờ The Economic Time rằng, Hà Nội rất muốn hợp tác quốc phòng với Ấn Độ.
Ngài có thể nói rõ về sự phát triển trong quan hệ đối tác quốc phòng Ấn Độ - Việt Nam không?
Quốc phòng và an ninh là những lĩnh vực hợp tác chiến lược có hiệu quả. Ấn Độ đã tích cực hỗ trợ Việt Nam trong đào tạo, xây dựng năng lực, chuyển giao công nghệ quốc phòng và tín dụng quốc phòng.
Việt Nam có kế hoạch mở rộng quan hệ kinh tế với Ấn Độ như thế nào?
Ấn Độ tiếp tục là một trong 10 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam khi kim ngạch thương mại song phương tăng bình quân 16%/ năm trong thập kỷ đã qua. Một số lượng lớn các công ty lớn của Ấn Độ đã thiết lập và mở rộng kinh doanh tại Việt Nam.
Ấn Độ đã ưu tiên cho Việt Nam trong hợp tác phát triển, giáo dục và đào tạo, đồng thời chú trọng thúc đẩy hợp tác song phương trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, thông tin - truyền thông, năng lượng, dầu khí, nông nghiệp và du lịch.
Các mối liên kết văn hoá và giao lưu giữa nhân dân hai nước đã trở nên sâu sắc hơn. Một số lượng lớn người Việt Nam đang theo dõi các bộ phim Ấn Độ và tập luyện yoga.
Ngoài khuôn khổ hợp tác song phương, cả hai nước cũng đã có hợp tác chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau một cách hiệu quả tại các diễn đàn đa phương, đặc biệt là tại Liên hợp quốc. Việt Nam hoan nghênh những nỗ lực và cam kết của Ấn Độ với chính sách "Hành động Phía Đông", cũng như tăng cường kết nối và hợp tác phát triển với ASEAN. Với tư cách là điều phối viên quan hệ ASEAN - Ấn Độ giai đoạn 2015-2018, Việt Nam đã làm việc chặt chẽ với Ấn Độ nhằm thúc đẩy hợp tác Ấn Độ - ASEAN hơn nữa.
Các lĩnh vực mới mà Việt Nam đang tìm kiếm nguồn đầu tư từ Ấn Độ là gì?
Hợp tác chiến lược kinh tế, đầu tư và thương mại là một trong những lĩnh vực có mức tăng trưởng cao trong thời gian gần đây, đặc biệt kể từ khi hai nước thành lập Quan hệ Đối tác chiến lược vào năm 2007 và nâng cấp thành Đối tác Chiến lược toàn diện vào năm 2016. Ấn Độ đã trở thành một trong 10 đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam; kim ngạch thương mại song phương hai nước đã tăng 16% mỗi năm trong 10 năm qua. Ấn Độ cũng đứng thứ 28 trong 126 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam trong năm 2017 với 168 dự án với tổng vốn đăng ký 756 triệu USD. Nhiều tập đoàn lớn của Ấn Độ, bao gồm TATA Group, ONGC và Essar đang kinh doanh rất tốt tại Việt Nam.
Việt Nam khuyến khích đầu tư nhiều hơn từ Ấn Độ để trở thành một trong những nhà đầu tư hàng đầu vào Việt Nam và đạt được mục tiêu 15 tỷ USD thương mại song phương vào năm 2020. Năng lượng tái tạo, chế tạo, công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng là những ưu thế sức mạnh của Ấn Độ mà Việt Nam cần đến. Cả hai bên cần tăng cường kết nối song phương và khu vực, cũng như kết nối cơ sở hạ tầng như liên kết hàng không, đường bộ, các liên kết hàng hải, và kết nối số.
Hơn nữa, cả hai nước cần thiết lập cơ chế đối thoại giữa các doanh nghiệp hai nước và cung cấp diễn đàn chia sẻ lợi ích, chiến lược và tầm nhìn cho hợp tác phát triển. Các doanh nghiệp của cả hai nước cũng cần đóng một vai trò tích cực hơn trong việc thúc đẩy hợp tác.
Nhận định của ngài về chính sách Hành động Phía Đông của Ấn Độ?
Ngoài khuôn khổ song phương, cả hai nước cũng đã có sự hợp tác chặt chẽ và có sự hỗ trợ lẫn nhau hiệu quả tại các diễn đàn đa phương, đặc biệt là tại Liên hợp quốc. Việt Nam hoan nghênh nỗ lực và cam kết của Ấn Độ với chính sách "Hành động Phía Đông", cũng như tăng cường sự kết nối và hợp tác phát triển với ASEAN. Với tư cách là điều phối viên quan hệ ASEAN - Ấn Độ giai đoạn 2015-2018, Việt Nam đã làm việc chặt chẽ với Ấn Độ để thúc đẩy hợp tác Ấn Độ - ASEAN hơn nữa.
Ấn Độ và Việt Nam vừa kỷ niệm 10 năm Đối tác Chiến lược và một năm Đối tác Chiến lược toàn diện. Đánh giá của ngài về quan hệ Ấn Độ - Việt Nam là gì?
Việt Nam và Ấn Độ đã có mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời với nhiều điểm tương đồng về văn hoá và lịch sử, được xây dựng bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Jawaharlal Nehru, và được bồi đắp bởi các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước. Hai nước đã chia sẻ và hỗ trợ nhau trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trong quá khứ cũng như trong xây dựng và phát triển đất nước ngày nay.
Với sự tin tưởng và nhiều lợi ích chung, hai nước đã thiết lập Quan hệ Đối tác chiến lược vào tháng 7 năm 2007 và nâng cấp lên Đối tác Chiến lược toàn diện vào tháng 9 năm 2016. Mối quan hệ tốt đẹp này đã được cụ thể hóa trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trên các trụ cột chính trị, quốc phòng, an ninh, thương mại, đầu tư, văn hoá, khoa học công nghệ, giáo dục - đào tạo, và trao đổi nhân dân.
Quan hệ chính trị song phương đã không ngừng được tăng cường thông qua các cuộc thăm viếng lẫn nhau thường xuyên ở các cấp cao thông qua các cuộc đối thoại giữa các bên, giữa hai đảng, chính phủ, quốc hội, trao đổi nhân dân. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội Việt Nam đều đã đến thăm Ấn Độ. Việt Nam cũng đã đón các chuyến thăm của Tổng thống, Phó Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch Hạ viện (Lok Sabha) và Cố vấn An ninh quốc gia của Ấn Độ. Các hoạt động kỷ niệm thiết thực đã được tổ chức ở cả hai nước nhằm kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao và 10 năm quan hệ đối tác chiến lược.
Các cơ chế hợp tác song phương bao gồm Kế hoạch Hành động 2017-2020 đã được thực hiện có hiệu quả, qua đó thúc đẩy tăng cường hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Ấn Độ, Trump và chủ nghĩa đa phương
Tin tức 09:00 15-11-2024
Ấn Độ và nhiệm kỳ thứ hai của Trump
Tin tức 02:00 14-11-2024
Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Tin tức 10:00 08-11-2024