Sản lượng kinh tế năm 2021 của Ấn Độ có khả năng duy trì dưới mức năm 2019
Theo “Khảo sát Kinh tế và xã hội châu Á và Thái Bình Dương năm 2021: Hướng tới các nền kinh tế thích ứng sau COVID-19”, Ấn Độ ước tính sẽ ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế 7% trong giai đoạn 2021-22, so với mức giảm 7,7% đã chứng kiến trong tài khóa trước do ảnh hưởng của đại dịch đối với hoạt động kinh doanh bình thường.
Báo cáo của Ủy ban Kinh tế và xã hội Liên hợp quốc về Châu Á và Thái Bình Dương (UNESCAP) ngày 30/3 cho biết, sản lượng kinh tế của Ấn Độ năm 2021 dự kiến sẽ duy trì dưới mức năm 2019 mặc dù đã tung ra vắc-xin để đối phó với sự đe dọa của đại dịch.
Báo cáo chỉ ra rằng, Ấn Độ bước vào đại dịch với tốc độ tăng trưởng GDP và đầu tư thấp, "Sau một trong những đợt đóng cửa nghiêm ngặt nhất trên thế giới, sự gián đoạn kinh tế mà đất nước này đã trải qua tiếp tục gia tăng trong quý 2 năm 2020".
Báo cáo nói thêm rằng, sự thay đổi tiếp theo trong các chính sách khóa và thành công trong việc giảm tỷ lệ lây nhiễm đã giúp thay đổi kinh tế ấn tượng trong quý thứ ba.
“Tuy nhiên, tốc độ phục hồi vừa phải trong quý 4 với mức tăng trưởng ước tính cả năm vẫn gần bằng không”.
“Bất chấp sự giảm mạnh về các trường hợp nhiễm COVID-19 mới và việc bắt đầu triển khai vắc xin, sản lượng kinh tế năm 2021 của Ấn Độ dự kiến sẽ vẫn dưới mức năm 2019”.
Trong khi đó, việc duy trì chi phí đi vay thấp trong khi kiểm soát các khoản nợ xấu sẽ là một thách thức.
Trong ước tính lần thứ 2 về tài khoản quốc gia, Văn phòng Thống kê quốc gia Ấn Độ (NSO) đã dự báo mức giảm 8% trong giai đoạn 2020-21, điều này đã cho thấy tác động của đại dịch.
Báo cáo còn cho biết, phản ứng nhanh chóng và hiệu quả của Trung Quốc đối với COVID-19 đã giúp nước này trở thành nền kinh tế lớn duy nhất trên toàn thế giới đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế dương vào năm 2020.
Được hỗ trợ bởi sự phục hồi mạnh mẽ trong sản xuất công nghiệp, đầu tư cơ sở hạ tầng và nhà ở, xuất khẩu hàng hóa và sự phục hồi khiêm tốn trong tiêu dùng tư nhân, tốc độ tăng trưởng hàng năm 6,5% trong quý IV đã vượt quá mức tăng trưởng trước đại dịch.
Báo cáo dự báo rằng, sau khi ước tính giảm 1% vào năm 2020, các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển dự kiến sẽ tăng trưởng trung bình 5,9% vào năm 2021 và 5% vào năm 2022,.
Mặc dù dự kiến sẽ có một sự phục hồi tương đối mạnh mẽ vào năm 2021, "sự phục hồi hình chữ K" có khả năng xảy ra với các quốc gia nghèo hơn và các nhóm dễ bị tổn thương hơn bị gạt ra ngoài lề trong giai đoạn phục hồi và chuyển đổi sau đại dịch.
Để phục hồi toàn diện và mạnh mẽ hơn, báo cáo kêu gọi chương trình tiêm chủng COVID-19 đồng bộ hơn giữa các quốc gia và nêu bật các cơ hội để thúc đẩy hợp tác khu vực. Đồng thời, báo cáo khuyến nghị rằng, nên duy trì hỗ trợ tài chính và tiền tệ, vì thắt chặt quá sớm có thể làm tăng các vết sẹo dài hạn.
Được thực hiện hàng năm kể từ năm 1947, Báo cáo Khảo sát Kinh tế và xã hội của Châu Á và Thái Bình Dương là báo cáo lâu đời nhất của Liên hợp quốc về tiến trình khu vực.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Nguồn: https://indianexpress.com/article/business/economy/india-2021-economic-output-likely-to-remain-below-2019-level-un-report-7251473/
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Ấn Độ: Chứng khoán bùng nổ và cách bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ
Kinh tế 10:00 09-12-2024
Tập đoàn Vietravel mở rộng hoạt động tại Ấn Độ
Kinh tế 03:00 16-11-2024
Ấn Độ đạt kỷ lục trong xuất khẩu hàng hóa
Kinh tế 03:00 17-11-2024
Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo và những tác động
Kinh tế 02:00 28-10-2024