Sản xuất cà phê của Ấn Độ (Phần 2)
Sản xuất cà phê của Ấn Độ
Nguyễn Tuấn Quang*
Xuất khẩu cà phê
Năm 2008/09, Ấn Độ xuất khẩu 204.000 tấn cà phê, giảm 7% so với mức 219.000 tấn năm 2007/08. Nếu tính từ tháng 1 – 12/2008, sản lượng cà phê xuất khẩu của nước này đạt 213 tấn so với mức 214.000 tấn của năm 2007. Italia, Nga, Đức, Bỉ, Tây Ban Nha và Phần Lan là các bạn hàng nhập khẩu cà phê chính của Ấn Độ, chiếm 55% tổng xuất khẩu.
Năm 2013/14, xuất khẩu đạt 299.561 tấn. Năm 2016/17, xuất khẩu 355.720 tấn.
Xuất khẩu cà phê của Ấn Độ
Nguồn: Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ
Từ 1/4/2017 đến 24/8/2017, xuất khẩu đạt 171.945 tấn với trị giá 432,56 triệu USD, tăng về số lượng so với 156.784 tấn cùng kỳ năm 2015/16 và tăng cả về trị giá, so với 350,57 triệu USD cùng kỳ năm trước.
Nhập khẩu cà phê và tiêu thụ nội địa
Ấn Độ nhập khẩu cà phê từ Việt Nam, Indonesia, Kenya và Uganda để chế biến và tái xuất. Lượng cà phê nhập khẩu để chế biến và tái xuất không phải chịu thuế hải quan. Tuy nhiên, cà phê nhập khẩu để tiêu thụ trong nước thường chịu thuế rất cao là 100% với cà phê hạt và 30% dưới dạng cà phê hòa tan hay hương cà phê. Do vậy, lượng cà phê nhập khẩu để tiêu thụ nội địa là không lớn và ít ảnh hưởng tới sản xuất trong nước và xuất khẩu.
Tiêu thụ cà phê trên thế giới
Đơn vị: ngàn bao 60 kg
Nguồn: Tổ chức cà phê quốc tế (ICO)
* Ghi chú: Niên vụ tính từ tháng 10 đến tháng 9 năm sau.
Cà phê hữu cơ (Organic Coffee)
Cà phê hữu cơ là loại cà phê được sản xuất bằng các phương pháp tiên tiến, hiện đại giúp cải tạo nâng cao chất lượng và độ phì nhiêu của đất trồng, không sử dụng thuốc trừ sâu và các chất hóa học, đồng thời, vẫn bảo đảm chất lượng cà phê sản xuất và chế biến và không ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 40 nước sản xuất cà phê hữu cơ, trong đó các nước chủ yếu là Peru, Ethiopia và Mexico. Loại cà phê này được tiêu thụ nhiều tại Nhật Bản, Mỹ và EU. Theo Hội Thương mại Hữu cơ Mỹ (USOTA), tổng khối lượng thực phẩm hữu cơ buôn bán của thế giới năm 2016 là 80 tỷ USD, trong đó, Mỹ là thị trường lớn nhất. Chỉ riêng tại Mỹ, cà phê hữu cơ buôn bán là 160,8 triệu USD năm 2009; 171,2 triệu USD năm 2010 và 243,6 triệu USD năm 2014. Peru là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất vào Mỹ với tỷ trọng 22%; tiếp đến là Indonesia 14%. Ấn Độ chỉ chiếm 0,07%.
Ấn Độ là nước có nhiều lợi thế trồng cà phê hữu cơ và rất chú trọng đến việc này. Hiện nay, diện tích cà phê hữu cơ của Ấn Độ mới ở mức khiêm tốn khoảng 3.000 ha với sản lượng khoảng 2.000 tấn. Vùng trồng tập trung chủ yếu tại các Bang Tamil Nadu, Kerala và Karnataka. Xuất khẩu thực phẩm hữu cơ của Ấn Độ năm 2013/14 mới đạt 1.328 tấn.
Chính sách phát triển sản xuất cà phê
Chính phủ Ấn Độ đã có những chính sách hỗ trợ nhằm thúc đẩy sản xuất và nâng cao chất lượng cà phê, đặc biệt là các doanh nghiệp và các hộ trồng, chế biến nhỏ. Hội đồng Cà phê hỗ trợ cho việc trồng lại, dự trữ nước, nâng cấp chất lượng cà phê từ 20 – 40% các chi phí cho việc trồng, cung cấp nước, nâng cấp chất lượng cho các hộ trồng từ trên 2 ha đến 10 ha. Mức hỗ trợ chung cho giai đoạn 5 năm 2007 – 2012 cho loại Arabica là từ 25.000 – 40.000 Rs/ha căn cứ vào diện tích trồng cà phê, và đối với cà phê Robusta là 17.500 – 28.000 Rs/ha.
Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ đã phê duyệt Chương trình Hỗ trợ Xuất khẩu Cà phê nhằm thúc đẩy xuất khẩu và tăng thêm giá trị gia tăng từ việc xuất khẩu, quảng bá hình ảnh cà phê tại các thị trường Mỹ, Canada và Nhật Bản. Mức độ hỗ trợ thuộc Chương trình này bao gồm: (1) hỗ trợ cho xuất khẩu cà phê có giá trị gia tăng 2 Rs/kg và (2) hỗ trợ cho xuất khẩu cà phê có giá trị cao sang Mỹ, Canada và Nhật Bản 1 Rs/kg.
Trong giai đoạn 2012 – 2017, chính phủ Ấn Độ đã hỗ trợ cho các trang trại và các hộ gia đình trong việc trồng mới các vườn cà phê năng suất thấp và
già cỗi: 25 năm với cà phê Arabica, 40 năm với cà phê Robusta. Đơn giá tính toán: Arabica 175.000 Rs/ha; Robusta 125.000 Rs/ha. Mức độ hỗ trợ: đến 2 ha hỗ trợ 40% của đơn giá; trên 2 ha đến 10 ha hỗ trợ 30% của đơn giá và trên 10 ha hỗ trợ 25% của đơn giá.
Đồng thời, Bộ này cũng có những hỗ trợ về thuế cho xuất khẩu cà phê. Khi xuất khẩu, người xuất khẩu/công ty xuất khẩu được sử dụng ngoại tệ thu được để nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu, phụ tùng, vật liệu bao bì phụ vụ sản xuất và chế biến xuất khẩu./.
* Nguyên Tham tán thương mại, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ.
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Ấn Độ: Chứng khoán bùng nổ và cách bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ
Kinh tế 10:00 09-12-2024
Tập đoàn Vietravel mở rộng hoạt động tại Ấn Độ
Kinh tế 03:00 16-11-2024
Ấn Độ đạt kỷ lục trong xuất khẩu hàng hóa
Kinh tế 03:00 17-11-2024
Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo và những tác động
Kinh tế 02:00 28-10-2024