Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Sản xuất cho Ấn Độ, sản xuất ở Ấn Độ

Sản xuất cho Ấn Độ, sản xuất ở Ấn Độ

Các dự toán ngân sách rõ ràng là hướng tới việc giải quyết vấn đề bầu cử ở nông thôn, và về phương diện này, nó đã không khiến người ta thất vọng. Mặc dù trọng điểm của Chính phủ Ấn Độ trong giai đoạn đầu thường dựa trên đầu vào (trợ cấp phân bón, trợ cấp tiền điện ...), nhưng đây là một điểm mới khi chứng kiến chính phủ quan tâm đến sản phẩm đầu ra của các trang trại.

06:37 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Với mục tiêu tăng thu nhập cho nông dân, Chính phủ Ấn Độ đã ban hành chính sách tăng giá hỗ trợ tối thiểu (MSP) lên 1,5 lần chi phí sản xuất cho thu hoạch vụ Thu. Các sáng kiến khác cho lĩnh vực này bao gồm chi tiêu cao hơn cho việc triển khai Thị trường nông nghiệp online (eNAM) với nhiều ưu đãi hơn, đặc biệt tập trung vào lĩnh vực chế biến thực phẩm, xuất khẩu nông nghiệp (từ 30 tỷ USD hiện nay lên 100 tỷ USD), nghề cá và nuôi trồng thủy sản.

Điều này cùng với việc tăng chi tiêu cho đường sá và nhà ở nông thôn, chắc chắn giúp giải quyết được khó khăn ở khu vực nông thôn và là dấu hiệu tốt cho tiêu dùng nông thôn.

Do thiếu chính sách an sinh xã hội, Chính phủ Ấn Độ đã ban hành chính sách bảo hiểm y tế toàn dân - cung cấp cho 100 triệu hộ gia đình có thu nhập khoảng 500 ngàn rupee cho mỗi hộ gia đình - đây là một cuộc cải cách to lớn. Căn cứ vào lộ trình bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm y tế có thể là một giải pháp tiết kiệm chi phí tốt cho một trong những lo ngại lớn nhất đối với bất kỳ hộ gia đình nào. Bên cạnh đó, việc tiếp tục tập trung vào vấn đề việc làm, cùng với việc giảm thuế GST cho hầu hết các mặt hàng tiêu dùng trong gia đình, là điềm tốt cho vấn đề tiêu dùng của Ấn Độ.

Sản xuất ở Ấn Độ

Với hầu hết các loại thuế hàng hoá và dịch vụ hiện đang nằm trong phạm vi của thuế GST, dự toán ngân sách tập trung vào thuế hải quan và tăng thuế ở các ngành điện tử, giày dép, phụ tùng ôtô, đồ gỗ, đồ chơi, chế biến thực phẩm ...

Các doanh nghiệp Ấn Độ đang ở vào tình trạng sản xuất dư thừa trong nhiều lĩnh vực, và trong một số ít trường hợp, hầu hết giá trị gia tăng diễn ra bên ngoài Ấn Độ. Động thái này sẽ cho thấy các nhà đầu tư dài hạn chuyển từ mô hình kinh doanh sang mô hình sản xuất. Mức thuế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (với doanh thu dưới 25 tỷ rupee) cũng giảm xuống còn 25%. Như thông báo trong báo cáo tóm lược về doanh nghiệp khu vực công, trọng tâm cho vay của ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng sẽ trợ giúp cho các công ty nhỏ hơn.

Tuy mọi người có thể đặt nghi vấn về mục tiêu thâm hụt ngân sách, nhưng phải nhìn thấy việc thu nhập thuế trong năm bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi việc thực hiện cải cách thuế GST. Nhưng ít nhất Chính phủ Ấn Độ đã đề cập đến một con đường sụt giảm để củng cố tài chính và nợ đối với GDP. Mọi người có thể hy vọng rằng, sẽ không có bất kì một thiếu sót nào khác.

Một điều quan trọng là, các khoản vay tăng lên không bị tiêu tốn cho chủ nghĩa dân túy và các khoản quà tặng, mà là tạo ra cơ sở hạ tầng hiệu quả hơn (đường xá, đường sắt, bảo hiểm y tế, nhà ở giá rẻ, nông nghiệp ...).

Một vấn đề tiêu cực mang tính nhạy cảm lớn khác là việc đưa ra mức thuế lợi tức vốn dài hạn (LTCG) đối với cổ phiếu, đây là điều duy nhất an ủi là đầu tư tính đến ngày 31/1/ 2018 đã được mở rộng. Điều này chắc chắn sẽ làm tăng chi phí vốn mà các thành viên tham gia thị trường phải tính đến, trong khi đánh giá các khoản đầu tư mới, nhưng cùng với sự lắng xuống của các nhà đầu tư và các thành viên tham gia thị trường sẽ đưa ra chi phí bổ sung này, cuộc hành trình tạo ra của cải thông qua việc phân bổ lâu dài cho các cổ phiếu sẽ tiếp tục.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

http://www.thehindu.com/business/budget/make-for-bharat-make-in-india/article22624766.ece

 

 

Nguồn:

Cùng chuyên mục