Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Thách thức Đại Tây Dương của Ấn Độ

Thách thức Đại Tây Dương của Ấn Độ

Chính sách “Nước Mỹ trên hết” của Chính quyền Trump và thỏa thuận Brexit có thể đặt ra nhiều thách thức hơn trong năm nay (2019).

04:42 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Tuy năm 2019 là một năm của hy vọng, và có lẽ, tạo cơ hội cho Ấn Độ thiết lập lại một số lĩnh vực chính sách, nhưng mối lo lắng dai dẳng là vùng biển Đại Tây Dương có thể đặt ra nhiều thách thức về kinh tế có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ổn định của Ấn Độ. Nguyên nhân thứ nhất là chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump, chính sách “Nước Mỹ trên hết” có thể dẫn đến nhiều trục trặc về thuế quan và trợ cấp, và cuối cùng là các trận chiến thương mại kéo dài trong bối cảnh của chủ nghĩa bảo hộ; hai là, nếu nước Anh có “Brexit cứng”, Ấn Độ có thể phải xem xét các thay đổi bất ngờ liên quan đến việc điều chỉnh thương mại, và Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Ấn Độ và Anh có thể trở nên vô nghĩa.

Trước tiên là nước Mỹ, Chính quyền Trump đang cố gắng thay thế trật tự thương mại dựa trên quy tắc bằng các hiệp định thương mại song phương và mạng lưới các chế tài, hệ thống này tạo nên những bất lợi rõ ràng đối với Ấn Độ. Kinh nghiệm thương mại năm 2018 có thể minh chứng cho những gì có thể xảy ra trong năm 2019. Năm 2018, khi ông Trump bật đèn xanh để bắt đầu một cuộc chiến thương mại bằng cách leo thang thuế quan giữa Mỹ và ba đối tác thương mại chính -  EU, Trung Quốc và NAFTA , và cuộc chiến thuế quan tương đối nhỏ nhưng có ý nghĩa chiến lược đã nổ ra giữa Washington và New Delhi.

Cả hai nước tham gia vào một chính sách thuế quan ăn miếng trả miếng, tạo đà cho xu hướng toàn cầu hướng tới chủ nghĩa bảo hộ thương mại. Khi Ấn Độ bị Mỹ từ chối miễn thuế nhập khẩu đối với thép và nhôm, nước này đã đáp lại bằng thuế nhập khẩu đối với 29 sản phẩm xuất khẩu của Mỹ, bao gồm cả các sản phẩm từ đậu, sắt và thép. Tuy nhiên, màn trình diễn sức mạnh này chống lại quan điểm của những nhóm vận động hành lang ủng hộ toàn cầu hóa ở Washington về Ấn Độ. Thật vậy, bài phát biểu của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, tại Davos vào tháng 1/2018, đã dành thời lượng đáng kể giải thích lý do tại sao chủ nghĩa bảo hộ thương mại là một hiện tượng đáng lo ngại.

Một bất lợi lớn hơn cho Ấn Độ trong cuộc chiến thương mại leo thang với Mỹ là có thể dễ dàng vượt khỏi tầm kiểm soát và tạo ra những rạn nứt trong các lĩnh vực khác như an ninh và ngoại giao. Nếu điều đó xảy ra, điều này có thể mang lại lợi ích đáng kể cho Trung Quốc, điều mà Ấn Độ - và trớ trêu thay, Mỹ cũng vậy - muốn kiềm chế.

Với nước Anh, thương mại với Ấn Độ năm 2019 phụ thuộc vào biến chuyển chính trị Brexit, và cả ở London và Brussels, thời hạn ngày 29/3 ngày càng đến gần hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo lợi ích thương mại, Ấn Độ cần đàm phán lại với cả EU và Mỹ về hàng hóa và dịch vụ. Ngoài ra, thảo luận về FTA với EU phải được nối lại và một cuộc đàm phán tương tự phải được đưa ra với nước Anh, nếu các cuộc đàm phán này được quản lý cẩn thận, Brexit thậm chí có thể nổi lên như một cơ hội để Ấn Độ tính toán lại các điều khoản pháp lý trong thương mại với Anh và EU ở cấp độ đa phương, và thông qua các hiệp định thương mại tự do.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://www.thehindu.com/opinion/op-ed/indias-atlantic-challenge/article25926073.ece

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục