Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Thị trường linh kiện chip Ấn Độ sẽ tăng lên 300 tỷ USD từ năm 2021 đến năm 2026

Thị trường linh kiện chip Ấn Độ sẽ tăng lên 300 tỷ USD từ năm 2021 đến năm 2026

Một báo cáo cho biết, thị trường linh kiện bán dẫn của Ấn Độ sẽ chứng kiến doanh thu tích lũy từ bán dẫn tăng lên 300 tỷ USD trong giai đoạn 2021-2026.

06:15 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Báo cáo "Thị trường bán dẫn Ấn Độ, 2019-2026", một nghiên cứu chung của Hiệp hội Điện tử & Chất bán dẫn Ấn Độ (IESA) và Counterpoint Research, cho thấy rằng, về mặt quy mô mà nói, Ấn Độ sẽ trở thành thị trường lớn thứ hai trên thế giới do nhu cầu ngày càng tăng về các thành phần bán dẫn trong một số ngành công nghiệp và ứng dụng.

Báo cáo nói thêm rằng, điều này đang được củng cố bởi tốc độ chuyển đổi kỹ thuật số và việc áp dụng các công nghệ mới ngày càng tăng tốc, bao gồm điện thoại thông minh, PC, thiết bị đeo được, trung tâm dữ liệu đám mây, ứng dụng Công nghiệp 4.0, IoT, di động thông minh và cơ sở hạ tầng tiện ích công cộng và viễn thông tiên tiến.

Báo cáo cho biết: "Tuy Ấn Độ đang trở thành một trong những nước tiêu thụ lớn nhất các linh kiện điện tử và bán dẫn, nhưng hầu hết các linh kiện đều được nhập khẩu, khiến hạn chế cơ hội kinh tế cho đất nước. Hiện tại, chỉ 9% nhu cầu về chất bán dẫn này được đáp ứng trong nước".

Báo cáo cũng lưu ý rằng, thị trường thiết bị cuối của Ấn Độ vào năm 2021 đạt 119 tỷ USD về doanh thu và dự kiến ​​sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR là 19% từ năm 2021 đến năm 2026. Lĩnh vực Thiết kế và Sản xuất Hệ thống Điện tử (ESDM) ở Ấn Độ sẽ đóng một vai trò quan trọng trong tăng trưởng chung từ nguồn cung ứng linh kiện đến sản xuất thiết kế.

Giám đốc điều hành IESA Krishna Moorthy cho biết: “Trước khi kết thúc thập kỷ này, sẽ không có gì là không động đến thiết bị điện tử và chip. "Bất kể là chống lại phát thải carbon, năng lượng tái tạo, an toàn thực phẩm hoặc chăm sóc sức khỏe, chip bán dẫn sẽ có mặt khắp mọi nơi".

Phó chủ tịch Counterpoint Research, Neil Shah cho biết thêm rằng, tiêu thụ sẽ không chỉ đến từ thiết bị hạ tầng mạng 5G và cáp quang đến tận nhà (FTTH), nó sẽ đóng góp hơn 14% tổng lượng tiêu thụ chất bán dẫn vào năm 2026 , ngoài ra còn từ các thiết bị đầu cuối 5G do AI với tính năng cao điều khiển, từ điện thoại thông minh, máy tính bảng, PC, ô tô được kết nối, robot công nghiệp đến mạng chuyên dụng.

Ông Shah cho biết: "Lĩnh vực viễn thông với sự ra đời của 5G và triển khai mạng cáp quang sẽ là chất xúc tác quan trọng trong việc thúc đẩy tiêu thụ linh kiện bán dẫn. Ngoài ra, những nỗ lực không ngừng nhằm đón nhận các phương tiện sạch hơn và xanh hơn (xe điện) sẽ tạo động lực cho ngành công nghiệp ô tô áp dụng các công nghệ tiên tiến, do đó sẽ thúc đẩy nhu cầu đối với các linh kiện bán dẫn ở Ấn Độ."

Ông cũng tin rằng, điện tử tiêu dùng, công nghiệp, di động và thiết bị đeo sẽ là những ngành công nghiệp chủ chốt khác cho sự phát triển của thị trường bán dẫn ở Ấn Độ.

Nghiên cứu cho thấy chỉ riêng lĩnh vực di động và thiết bị đeo, CNTT và công nghiệp đã đóng góp tới gần 80% doanh thu từ chất bán dẫn ở Ấn Độ vào năm 2021.

Tarun Pathak, Giám đốc nghiên cứu tại Counterpoint Research, cho biết, sự chuyển đổi dần dần từ điện thoại phổ thông sang điện thoại thông minh đã và đang tạo ra tỷ lệ bộ xử lý logic cao cấp, bộ nhớ, bộ điều khiển tích hợp, cảm biến và các thành phần khác tăng lên". Ông nói: “Điều này sẽ tiếp tục thúc đẩy giá trị của nội dung bán dẫn trong điện thoại thông minh, vốn vẫn là một phân khúc chưa được thâm nhập sâu ở Ấn Độ, được hỗ trợ bởi sự gia tăng của các thiết bị đeo được như đồng hồ thông minh và TWS.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://economictimes.indiatimes.com/tech/technology/india-chip-component-market-to-grow-to-300-billion-from-2021-to-2026-report/articleshow/93601046.cms

Nguồn:

Cùng chuyên mục