Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố chấm dứt cơ chế ưu đãi thương mại đối với Ấn Độ
Tổng thống Mỹ Donald Trump có vẻ sẽ mở ra một mặt trận mới trong cuộc chiến thương mại với kế hoạch chấm dứt cơ chế ưu đãi thương mại ưu đãi cho Ấn Độ - cơ chế cho phép miễn thuế đối với hàng xuất khẩu trị giá 5,6 tỷ USD của Ấn Độ sang Mỹ.
Anup Wadhawan, quan chức thương mại hàng đầu Ấn Độ, cho biết, Ấn Độ không có kế hoạch áp thuế trả đũa đối với hàng hóa của Mỹ.
Ông Trump, người đã tuyên bố sẽ cắt giảm thâm hụt thương mại của Mỹ, đã liên tục kêu gọi Ấn Độ thực hiện mức thuế cao, và các quan chức thương mại Mỹ cho biết, việc loại bỏ các ưu đãi sẽ mất ít nhất 60 ngày sau khi thông báo cho Quốc hội Mỹ và phía Ấn Độ.
Trong một bức thư gửi cho các nhà lãnh đạo quốc hội, ông Trump viết rằng: "Tôi đang thực hiện bước đi này bởi vì, sau các cuộc tiếp xúc giữa Mỹ và Ấn Độ, tôi đã xác định rằng, Ấn Độ đã không đảm bảo với nước Mỹ rằng, họ sẽ tạo quyền truy cập công bằng và hợp lý vào thị trường Ấn Độ cho phía Mỹ".
Ông Anup Wadhawan cho biết, việc rút Hệ thống Ưu đãi phổ cập (GSP) đối với các sản phẩm Ấn Độ sẽ có tác động hạn chế. Hai nước đã xây dựng một phương án thương mại để giải quyết các vấn đề mà hai bên quan tâm.
Xuất khẩu nông sản, hàng hải và thủ công mỹ nghệ của Ấn Độ sang Mỹ có thể bị ảnh hưởng. Ông Ajay Sahai, Tổng Gám đốc Liên đoàn các tổ chức xuất khẩu Ấn Độ, cho biết: "Chúng tôi lo ngại các sản phẩm xuất khẩu nông nghiệp, thủy sản và thủ công mỹ nghệ sử dụng nhiều lao động sẽ bị ảnh hưởng nặng nề".
Ấn Độ là nước hưởng lợi lớn nhất thế giới của chương trình GSP và việc chấm dứt quy chế GSP sẽ là hành động trừng phạt mạnh mẽ nhất đối với Ấn Độ kể từ khi ông Trump nhậm chức vào năm 2017.
Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cho biết, việc loại Ấn Độ ra khỏi chương trình GSP sẽ không có hiệu lực trong ít nhất 60 ngày sau thông báo và sẽ được thực hiện thông qua tuyên bố của Tổng thống.
Theo nguồn tin từ chính phủ New Delhi, quy chế thương mại ưu đãi mang lại "lợi ích thực tế" chỉ 250 triệu USD một năm cho Ấn Độ, tuy nhiên, họ hy vọng việc rút quy chế ưu đãi đó sẽ không dẫn đến các rào cản thương mại.
Nguồn tin cho biết thêm rằng, "GSP mang tính biểu tượng hơn về mối quan hệ chiến lược, chứ không phải về mặt giá trị".
Quan hệ thương mại với Mỹ bị ảnh hưởng sau khi Ấn Độ công bố các quy định mới về thương mại điện tử hạn chế cách các đại gia bán lẻ internet như Amazon và Flipkart do Walmart hậu thuẫn.
Các quy định thương mại điện tử do New Delhi đề ra nhằm buộc các công ty thanh toán thẻ toàn cầu như Mastercard và Visa chuyển dữ liệu sang Ấn Độ và áp mức thuế cao hơn đối với các sản phẩm điện tử và điện thoại thông minh.
USTR nói rằng: "Ấn Độ đã thực hiện một loạt các rào cản thương mại tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng đến thương mại Mỹ. Mặc dù có sự cam kết mạnh mẽ, nhưng Ấn Độ đã không thực hiện các bước cần thiết để đáp ứng tiêu chí GSP".
Các sản phẩm đứng đầu danh mục GSP mà Ấn Độ xuất sang Mỹ trong năm 2017 bao gồm các bộ phận xe cơ giới, hợp kim sắt, đồ trang sức kim loại quý, đá xây dựng, dây cáp và dây điện cách điện. Các doanh nghiệp thuộc Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ cho biết họ đã vận động chống lại việc rút ưu đãi.
Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu là hàng hóa trung gian không được sản xuất tại Hoa Kỳ vì chúng đứng thấp trong chuỗi giá trị sản xuất.
Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ cho biết, thâm hụt thương mại hàng hóa và dịch vụ của Mỹ với Ấn Độ là 27,3 tỷ USD trong năm 2017.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Nguồn: https://www.ndtv.com/india-news/donald-trump-says-he-plans-to-end-indias-preferential-trade-treatment-2002647
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Ấn Độ: Chứng khoán bùng nổ và cách bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ
Kinh tế 10:00 09-12-2024
Tập đoàn Vietravel mở rộng hoạt động tại Ấn Độ
Kinh tế 03:00 16-11-2024
Ấn Độ đạt kỷ lục trong xuất khẩu hàng hóa
Kinh tế 03:00 17-11-2024
Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo và những tác động
Kinh tế 02:00 28-10-2024