Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Tổng tư lệnh Hải quân Mỹ tham gia đàm phán quốc phòng cấp cao tại Ấn Độ

Tổng tư lệnh Hải quân Mỹ tham gia đàm phán quốc phòng cấp cao tại Ấn Độ

Trong tuần này, người đứng đầu các hoạt động hải quân của Mỹ đã đến Ấn Độ tham gia các cuộc đàm phán.

04:03 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Đô đốc John Richardson, người đứng đầu các hoạt động hải quân của Mỹ, đã có chuyến thăm ba ngày tới Ấn Độ trong tuần này. Sau khi đến Ấn Độ vào hôm 12/5/2019, ông Richardson đã tham dự các cuộc họp vào ngày 13/5 với người đồng cấp phía Ấn Độ, Đô đốc Sunil Lanba, Chỉ huy lực lượngHải quân Ấn Độ, cũng như các quan chức cấp cao khác.

Ngoài ông Lanba ra, ông Richardson cũng đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Sanjay Mitra, Phó Tham mưu trưởng Quân đội Trung tướng Devraj Anbu, và Đại tướng Không quân Ấn Độ Birender Singh Dhanoa.

Một tuyên bố từ Hải quân Ấn Độ cho biết, các vấn đề chính được thảo luận trong chuyến thăm bao gồm các hoạt động và diễn tập quân sự, phối hợp đào tạo, trao đổi thông tin, nâng cao năng lực.

Chuyến thăm của đến Ấn Độ của ông Richardson  diễn ra ngay sau khi Hải quân Ấn Độ lần đầu tiên cùng Hải quân Mỹ, Lực lượng Phòng vệ hàng hải Nhật Bản và Hải quân Philippines tham gia chuyến hành trình đi ngang qua khu vực Biển Đông.

Với những lo ngại chung về Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ đã tiếp tục duy trì sự hội tụ chiến lược trong hai năm qua. Trước chuyến đi của ông Richardson đến Ấn Độ, Ngoại trưởng Mike Pompeo nhắc lại rằng, Mỹ đang tìm kiếm sự hợp tác với các nước cùng chí hướng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Phát biểu tại California, ông Pompeo nói rằng, Mỹ đã liên kết với các quốc gia có cùng chí hướng như Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc để đảm bảo rằng, các quốc gia Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có thể bảo vệ chủ quyền của mình khỏi sự uy hiếp.

Mối quan hệ quốc phòng giữa New Delhi và Washington đã tiếp tục theo một quỹ đạo tích cực kể từ khi hai bên ký thỏa thuận khung năm 2005. Năm 2012, Bộ Quốc phòng Mỹ đã thành lập Sáng kiến Thương mại và công nghệ quốc phòng, mở đường cho Mỹ và Ấn Độ xích lại gần nhau hơn trong trao đổi và hợp tác công nghệ và hợp tác phát triển.

Hai bên cũng đã tiến hành nhiều cuộc tập trận hải quân và quân sự khác trong những năm qua. Cuộc tập trận hải quân song phương Malabar của Mỹ - Ấn Độ đã được đa phương hóa vào năm 2015 bao gồm Nhật Bản, một đồng minh của Mỹ và một đối tác chiến lược của Ấn Độ.

Năm 2016, Chính quyền Obama tuyên bố Ấn Độ là đối tác quốc phòng lớn của nước Mỹ, đố với  New Delhi mà nói, tình trạng này tương đương với một đồng minh lớn không thuộc NATO khi có liên quan đến thương mại quốc phòng. Hai bên cũng đã ký kết các thỏa thuận cơ bản lớn, bao gồm Bản ghi nhớ về thỏa thuận trao đổi hậu cần năm 2016, một biến thể cụ thể của Ấn Độ về các Thỏa thuận mua lại và phục vụ chéo mà Mỹ ký với một loạt các quốc gia khác, và Hiệp ước Tương thích và bảo mật thông tin liên lạc năm 2018.

Trong một tuyên bố được đưa ra trước khi đến Ấn Độ, ông Richards Richardson đã nói rằng: “Tôi đang mong chờ chuyến đi này”. Môi trường chiến lược trở nên phức tạp hơn và bản chất của những thách thức chung của chúng tôi đòi hỏi phải thảo luận thường xuyên về quan điểm của hai bên về lĩnh vực hàng hải và cách tốt nhất là hải quân hai nước có thể hoạt động phù hợp với các mục tiêu tương ứng của mỗi bên.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://thediplomat.com/2019/05/us-naval-chief-in-india-for-high-level-defense-talks/

Nguồn:

Cùng chuyên mục