Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Về cuốn sách “Chính sách đối ngoại của Ấn Độ trong quan hệ của Ấn Độ với các nước láng giềng”

Về cuốn sách “Chính sách đối ngoại của Ấn Độ trong quan hệ của Ấn Độ với các nước láng giềng”

Đây là một trong hơn 100 cuốn sách Tổng thống Cộng hòa Ấn Độ Pranab Mukherjee trao tặng Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong dịp đến thăm Học viện và cùng Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang khai trương Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ ngày 15.9.2015. Nhân dịp kỷ niệm một năm thành lập Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ, chúng tôi lựa chọn dịch và xuất bản cuốn sách này như một lời tri ân nguyên thủ hai nước đến thăm Học viện và khai trương Trung tâm.

01:43 05-10-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Đây là một trong hơn 100 cuốn sách Tổng thống Cộng hòa Ấn Độ Pranab Mukherjee trao tặng Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong dịp đến thăm Học viện và cùng Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang khai trương Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ.

Ngài Shri Amit Garg – Giám đốc Nhà xuất bản Gyan Publishing House - rất mong muốn xuất bản một cuốn sách tổng hợp những sự kiện liên quan đến chính sách đối ngoại của Ấn Độ trong những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Người đáp ứng kỳ vọng này của Ngài Shri Amit Garg không ai khác chính là J. N. Dixit – một chính khách, một nhà báo nổi tiếng của Ấn Độ.

Nội dung cuốn sách tập trung phân tích tình hình thế giới sau Chiến tranh Lạnh; những biến đổi nhanh chóng của cục diện chính trị toàn cầu; thế cân bằng quyền lực; sự phát triển kinh tế, cũng như những phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ; phân tích sâu những biến đổi về chính trị ở Ấn Độ. Đặc biệt, sau sự tan rã của Liên bang xô viết, Ấn Độ mất đi những thế mạnh và những sự lựa chọn mang tính chiến lược trên trường quốc tế, bởi thế, làm thế nào để có được những thế cân bằng quyền lực mới, để có được sự đa dang hóa kinh tế, làm sao để có được các mối quan hệ kỹ thuật và chính trị và tìm kiếm được quan hệ với các trung tâm quyền lực mới nổi trên thế giới,v.v… là những vấn đề nan giải rất cần được tháo gỡ. Hơn nữa, việc khu vực Trung Á thuộc Liên bang Xô viết trở thành những nước cộng hòa Trung Á trung lập, việc chế độ dân chủ ở Nam Phi trỗi dậy kết thúc chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid, việc phải đối mặt với tầm ảnh hưởng ngày càng cao của những nhóm các nước trong cùng khu vực mới thành lập như ASEAN, quan hệ Ấn Độ – Trung Quốc, Ấn Độ – Mỹ và Ấn Độ với các nước láng giềng,v.v.., đều là những thách thức gay gắt đối với chính sách đối ngoại của Ấn Độ.

Cuốn sách được chia làm hai phần:

Phần 1. Chính sách đối ngoại của Ấn Độ

Tác giả phân tích tổng quan chính sách đối ngoại của Ấn Độ trên các bình diện: những thách thức, những mối lo ngại về an ninh quốc gia, những vận động trong ứng viên vào Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Phần 2. Các nước láng giềng của Ấn Độ

Phân tích, luận giải các nhân tố chính trị trong nước của Pakistan tác động đến chính sách của Ấn Độ; mối quan hệ Ấn Độ - Bangladesh; quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc; cuộc khủng hoảng Srilanka và thế khó cho Ấn Độ; quan hệ Ấn Độ - Nepal; quan hệ quan trọng Ấn Độ - Myanmar và các diễn biến khu vực ASEAN cũng như tác động của Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á với Ấn Độ.

Những bài nghiên cứu cụ thể về từng lĩnh vực trong cuốn sách này chứa đựng những đánh giá và phân tích ngay tại thời điểm diễn ra các sự kiện và các diễn biến xuất hiện. Cuốn sách gợi cho độc giả hồi tưởng lại những sự kiện quan trọng trong bối cảnh như chúng đang diễn ra, từ đó, xem xét những đánh giá của các nhà phân tích, các học giả đối với những diễn biến, những sự kiện này đúng hay sai trên quan điểm lịch sử.

Cuốn sách được Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh dịch sang tiếng Việt và Nhà xuất bản Lý luận chính trị Học viện ấn hành vào quý IV năm 2015. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với độc giả.

PGS, TS Lê Văn Toan

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục