22 quốc gia tham dự cuộc họp về thảm họa tại Ấn Độ
Thứ Hai ngày 15/01/2018, hơn 22 quốc gia đã xác nhận tham gia vào một cuộc họp quốc tế kéo dài hai ngày do Ấn Độ và Liên hợp quốc đứng ra tổ chức nhằm xây dựng một liên minh toàn cầu để phát triển cơ sở hạ tầng ứng phó thảm họa giống với Liên minh Năng lượng mặt trời bao gồm 120 quốc gia.
Theo văn bản chương trình nghị sự được chuẩn bị cho cuộc họp hai ngày này, Ấn Độ có thể sẽ chi 1,5 nghìn tỷ USD cho cơ sở hạ tầng trong 10 năm tới. Văn phòng Liên hợp quốc về Giảm thiểu rủi ro thiên tai (UNISDR) đang hợp tác để đạt được các mục tiêu toàn cầu và khu vực nhằm giảm tử vong do thiên tai và tổn thất kinh tế do các mối hiểm họa tự nhiên. Hàng năm, những tổn thất này ước tính hơn 306 tỷ USD.
Theo sáng kiến của Thủ tướng Narendra Modi, UNISDR đồng tổ chức các cuộc thảo luận với các bên như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Ngân hàng Phát triển Mới, bên cạnh Nhật Bản, Đức, Úc, Malaysia, Thái Lan, Nepal, Bhutan và Hà Lan. Đây là lần thứ hai một cuộc họp quy tụ nhiều quốc gia được tổ chức tại New Delhi nhằm xây dựng một liên minh về giảm thiểu rủi ro thiên tai (DRR).
Vào tháng 11 năm 2016, Ấn Độ đã tổ chức Hội nghị Bộ trưởng châu Á về DRR, trong đó đã thông qua kế hoạch giảm thiệt hại do thiên tai đến năm 2030. Ấn Độ đang đóng vai trò lãnh đạo trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và nhận được sự công nhận của Liên hợp quốc về những nỗ lực của mình, đồng thời New Delhi cũng hợp tác chặt chẽ với UNISDR để đảm bảo thực hiện khuôn khổ Sendai nhằm mục tiêu giảm tổn thất về cuộc sống và tài sản của các nước trong khu vực và toàn cầu.
Theo cơ sở dữ liệu thảm họa quốc tế, ít nhất 50 thảm hoạ xảy ra mỗi tháng với hơn 220 người chết mỗi ngày và khiến hơn 2 tỷ người bị ảnh hưởng. Tổn thất kinh tế toàn cầu hàng năm do thiên tai gây ra ước tính khoảng 306 tỷ USD, Ấn Độ là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Năm ngoái riêng ở Bihar, hơn 550 người chết vì lũ lụt và hàng trăm nghìn căn nhà bị mất do lũ lụt ở J & K, Tamil Nadu và Bihar.
Văn phòng Thủ tướng và Bộ Nội vụ tham gia vào việc tổ chức sự kiện với trọng tâm là xây dựng liên minh các quốc gia cùng chia sẻ công nghệ và chuyên môn trong việc phát triển cơ sở hạ tầng đối phó với thảm họa và có thể xử lý các mối nguy lớn. Ấn Độ bị ảnh hưởng bởi các điều kiện thời tiết khắc nghiệt như bão, lở đất và lũ lụt gần như mỗi năm, ngoài ra còn có các trận động đất.
Thủ tướng Ấn Độ đã nhấn mạnh, “muốn hướng đến cơ sở hạ tầng ứng phó với thảm họa thì phải đảm bảo tất cả các dự án phát triển - sân bay, đường xá, kênh rạch, bệnh viện, trường học, cầu đều phải được xây dựng theo tiêu chuẩn phù hợp và góp phần làm cho cộng đồng trở nên bền vững”.
Các nỗ lực nhằm xây dựng một liên minh các quốc gia về DRR đã bắt đầu vào tháng 5 năm ngoái tại Hội nghị Toàn cầu của Liên hợp quốc về DRR.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Nguồn: https://timesofindia.indiatimes.com/india/22-nations-to-join-disaster-meet-in-india/articleshow/62502582.cms
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Ấn Độ thắt chặt các biện pháp chống ô nhiễm không khí
Tin tức 03:00 01-12-2024
Học giả Ấn Độ ấn tượng với thành tựu phát triển của Việt Nam
Tin tức 10:00 12-12-2024
Bất chấp sóng gió, quan chức Ấn Độ thăm Bangladesh
Tin tức 10:00 09-12-2024
Ấn Độ khẳng định cam kết về quan hệ chiến lược với Nga
Tin tức 09:00 12-12-2024