Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương: Khả năng và triển vọng (Phần 4)

Ấn Độ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương: Khả năng và triển vọng (Phần 4)

Vai trò của Ấn Độ ở Châu Á - Thái Bình Dương đã được thảo luận, nhưng vấn đề lớn hơn là: Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hay Châu Á - Thái Bình Dương mới là sân khấu mà Ấn Độ hướng tới. Một Ấn Độ không mong muốn trở thành một cường quốc Châu Á - Thái Bình Dương, và trong thực tế, Ấn Độ đã bước vào sân khấu Châu Á - Thái Bình Dương một cách chính thức. Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn cần nhiều đột phá mạnh và khả năng kinh tế để tiến vào sân khấu Châu Á - Thái Bình Dương, và để trở thành một cường quốc Châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam có thể là nơi thả neo đáng tin cậy của Ấn Độ.

02:52 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

(Tiếp theo phần 3) 

ẤN ĐỘ TRONG KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG: KHẢ NĂNG VÀ TRIỂN VỌNG

Dr. Pankaj K Jha*

Như đã nói ở trên, tư duy chiến lược của Ấn Độ giờ đây đang ở ngã ba đường. Câu hỏi là sự cần thiết phải mở rộng vai trò toàn cầu của Ấn Độ thông qua hợp tác quốc phòng và đối tác chiến lược, hay giữ vị thế ôn hòa với quan điểm không can thiệp mà đã được duy trì trong nhiều thập kỷ qua cho dù có một vài ngoại lệ. Những ngoại lệ đó là trường hợp với Maldives và Sri Lanka. Vũ đài và tình huống bắt buộc là khác nhau nhưng vào thời điểm đó, Ấn Độ đang được coi là một cường quốc quyết đoán (assertive power), đã chủ động can thiệp vào công việc nội bộ các nước láng giềng của mình. Kết quả mà quân đội Ấn Độ phải chịu tổn thất lâu dài trong trường hợp Sri Lanka là hơn 1200 binh sĩ thiệt mạng trong Lực lượng gìn giữ hòa bình Ấn Độ (1987-1990) còn trường hợp Maldives, việc bảo vệ Tổng thống Abdul Gayyum năm 1988 đã tạo ra cảm giác lo sợ  trong tâm trí mỗi người dân Maldives. Có cảm giác là Ấn Độ có thể đóng một vai trò của một cường quốc can thiệp như mong muốn vào thời điểm thích hợp. Tuy nhiên trong trường hợp Maldives, lợi ích của việc can thiệp là nhiều hơn so với Lực lượng gìn giữ hòa bình Ấn Độ (IPKF) mà ở đó sự mất mát về người và của là lớn hơn bất kỳ một sứ mệnh ra nước ngoài nào.

Ngoài những trường hợp đó, còn một vấn đề nữa mà người dân Nam Á đều biết đó là sự trừng phạt kinh tế đối với Nepal với việc cấm cung cấp các hàng hóa thiết yếu. Điều này dẫn đến tình trạng cấp bách đối với người dân Nepal, buộc họ phải tìm giải pháp thay thế cho việc bị đóng cửa hợp tác chính trị, chiến lược và kinh tế với Ấn Độ. Chính điều này đã mở đường cho Trung Quốc lôi kéo quốc gia nghèo nhất bằng ngân khố của mình. Trung Quốc, cảm nhận được cơ hội, đã thâm nhập vào chính thể Nepal thông qua những người Nepal theo chủ nghĩa Maoist cũng như bằng kinh tế khi bắt đầu thương mại và đầu tư vào nước này. Lợi ích đối với Trung Quốc có được theo hai cách. Thứ nhất, ảnh hưởng của Trung Quốc trong chính trị trong nước tăng lên nhiều lần và thứ hai, những người Tây Tạng mà trước đây đào tẩu sang Nepal sẽ được giám sát và thậm chí bị chính phủ Nepal dẫn độ về Trung Quốc.

Do vậy một câu hỏi lớn là, liệu Ấn Độ có nên khẳng định sức mạnh của mình khi nhu cầu đòi hỏi. Câu trả lời cần được đánh giá trong bối cảnh những thách thức mà Ấn Độ phải đối mặt và liệu những trải nghiệm với những căn cứ ở nước ngoài có thành công hay không. Ấn Độ đặt căn cứ của mình ở Trung Á. Là một phần trong hiệp định quốc phòng song phương được ký kết với Tajikistan năm 2002, Ấn Độ đã sửa chữa và nâng cấp căn cứ không quân Ayni của Liên Xô cũ. Mục đích là sử dụng để tiếp cận Afghanistan và nơi đồn trú cho những máy bay phản lực chiến đấu tại căn cứ này. Với việc cả Nga và Pakistan ép buộc Tajikistan không cho phép Ấn Độ sử dụng căn cứ, mặc dù vậy do có những ý đồ chiến lược khác nhau của hai nước này, căn cứ vẫn chưa được sử dụng kể từ năm 2007. Tương tự là trường hợp với căn cứ Farkhor; đôi khi Mig-29 thực hiện xuất kích nhưng không thường xuyên lắm. Trong những hoàn cảnh như vậy, việc sử dụng những căn cứ nước ngoài là rất hạn chế.

Vấn đề thứ hai cần chú ý là liệu Ấn Độ có thể thực hiện hoạt động đổ bộ bên ngoài lãnh hải của nó. Câu trả lời lại một lần nữa cần hết sức thận trọng. Hải quân Ấn Độ khó có thể tiến hành tìm kiếm hiệu quả và cứu hộ ở các nước láng giềng bao gồm trợ giúp sau thảm họa sóng thần, nhưng hoạt động quân sự lại là một khía cạnh hoàn toàn khác. Ngay cả khi Ấn Độ cố gắng triển khai những hoạt động chiến trường, thì vấn đề là những quốc gia nào sẽ ủng hộ những hoạt động này trước thực tế là, với một số quốc gia, Trung Quốc vẫn là một nhân vật địa chính trị lớn mạnh hơn và là một đối tác quan trọng hơn. Cũng vậy, việc duy trì hoạt động trong thời gian dài cần có kế hoạch tỷ mỉ và cần nhiều hỗ trợ. Ấn Độ vẫn là một quốc gia hải quân yếu và bởi vậy nó có thể tham gia tập trận hải quân thường xuyên với những nước ở xa như Úc, Nhật Bản, Anh, Pháp và Nga nhưng không thực hiện bất kỳ hoạt động quân sự chung nào. Hơn nữa, chi tiêu quốc phòng của Ấn Độ trong những năm qua chỉ tăng lên rất ít xét về tỷ trọng trên GDP và thậm chí xét về chi tiêu thực tế, chi phí thay thế trang thiết bị và tăng chi tiêu cho việc duy trì lực lượng đang ngốn phần đáng kể trong ngân sách quốc phòng.

Hình 1. Chi tiêu quốc phòng của Ấn Độ (triệu USD)

(2005 - 2015, giá không đổi 2014)

Khía cạnh thứ ba cần đánh giá thận trọng là liệu Ấn Độ có thể duy trì căn cứ hải quân và không quân bên ngoài Ấn Độ Dương. Hồ sơ chính thức và tranh cãi về khía cạnh này gợi ý rằng Ấn Độ không hề muốn xây dựng các căn cứ ở gần bất kỳ nước nào. Tuy nhiên, với những đối tác sẵn sàng như Việt Nam, Ấn Độ sẽ từ bỏ ý định đó. Tuy nhiên, Ấn Độ luôn cảnh giác với việc cho phép Trung Quốc làm phiền phạm vi ảnh hưởng của mình. Trung Quốc đang khôn ngoan tìm cách xâm nhập chiến lược thông qua lấn dần bằng viện trợ và giúp đỡ. Ấn Độ về mặt này khá thận trọng. Tuy nhiên, để đối phó với Trung Quốc, công cụ tốt nhất là tri thức và thông tin. Trong trường hợp Ấn Độ, cả hai cái này đều thiếu vắng. Ấn Độ vẫn cần phải dựa vào nguồn lực và thông tin của phương Tây để xây dựng kho tri thức chiến lược về Trung Quốc. Những nước biết rõ về chiến thuật và chiến lược của Trung Quốc như Việt Nam và Nhật Bản đã hợp tác nhưng chưa thật sự chủ động để nắm vững chiến lược của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA). Hơn nữa, Đài Loan vẫn bị kiểm tỏa bởi chính sách “một đất nước Trung Hoa”.

Ấn Độ cần xây dựng một chiến lược toàn diện hơn là bận tâm đối phó với tác nhân toàn cầu khác khi họ nói tới Ấn Độ như là “một tác nhân có sức mạnh toàn cầu đang lên”. Nhiều quốc gia như Mỹ cảm thấy rằng với việc sử dụng quá mức lực lượng vũ trang của mình thì đó cũng là lúc một số quốc gia châu Á nên chia sẻ gánh nặng này. Điều này là đúng khi không có nước nào muốn mất đi những người lính trẻ khi tham gia vào các cuộc chiến của những nước khác. Tuy nhiên, Ấn Độ cũng không quá mong muốn tham gia vào những trận đấu mà nằm ngoài lợi ích của mình. Đây là trường hợp Afghanistan và Iraq. Ấn Độ đã tránh được việc gửi quân đội chiến đấu trực tiếp. Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nước châu Á khác mặc dù có những hỗ trợ tài chính nhưng đã kiềm chế không xâm nhập vào những lãnh thổ không quen biết. Kết quả của sự can thiệp quân sự vào một nước thứ ba là có thêm tổn thất và là sự phản kháng được tích lũy qua hàng thế kỷ của các thế hệ. Nước Mỹ, do vị thế đặc biệt của họ với tư cách là cường quốc thế giới, đã sa vào những tình huống bấp bênh và những đấu trường mong manh khiến nước Mỹ không nhất thiết phải gánh chịu hận thù sắc tộc, giáo phái và tín ngưỡng.

Với Ấn Độ, giải pháp cho tình thế khó xử này là thứ nhất, thúc đẩy những mối quan hệ với tất cả các nước lớn trên sân khấu toàn cầu bởi vì can thiệp quân sự không chỉ sẽ tác động xấu lên nền kinh tế đất nước mà còn tạo ra những lựa chọn khó khăn cho những nước có quan hệ hữu nghị bình đẳng với cả Ấn Độ và Trung Quốc. Thứ hai, Ấn Độ sẽ hướng tới sự ngăn chặn đáng tin cậy hiển nhiên. Sự ngăn chặn có thể đem đến nhận thức rằng những tổn thất tăng thêm sẽ lớn hơn dự kiến. Với Ấn Độ vào lúc này, vũ khí hiệu quả và có tiềm năng nhất là thị trường của mình. Sự phân biệt đối xử ở Những hàng rào Phi thuế quan (NTB) đối với việc tiếp cận thị trường có nghĩa là hồi chuông báo tử với nhiều nền kinh tế định hướng xuất khẩu. Trong Tổ chức Thương mại Thế giới, việc NTB không được giải quyết thật sự hiệu quả đã đặt ra thêm những khoảng trống được sử dụng như là một công cụ thực sự. Thứ ba, mạng lưới chia sẻ thông tin tình báo với những nước có cùng khuynh hướng sẽ làm giảm sự cần thiết phải can thiệp quân sự thậm chí cho mục đích bảo vệ tài sản của mình. Thứ tư, những công cụ chỉ nên được xem như điểm kiểm soát. Trong trường hợp lợi ích của Ấn Độ bị cản trở ở Biển Đông thì Trung Quốc cần đề phòng ảnh hưởng của Ấn Độ đối với việc gây hại lợi ích của nó trong vùng nước gần bờ biển Ấn Độ. Thứ năm, công nghệ viễn thông và vệ tinh địa tĩnh với sự hỗ trợ kỹ thuật cần thiết có thể làm nhiệm vụ cảnh giới cho Ấn Độ. Cuối cùng, Ấn Độ cần thừa nhận và có hành động thiết thực đối với thực tế rằng nó là một tác nhân toàn cầu dễ chấp nhận nhất. Ảnh hưởng của nó trên sân khấu địa chính trị như Đông Á, Đông Nam Á, Trung Á và châu Phi là mạnh hơn nhiều so với Trung Quốc. (Xem tiếp phần 5)

 [*] Giám đốc Nghiên cứu ICWA

Nguồn:

Cùng chuyên mục